11/09/2020 07:46 GMT+7

Vụ sáp nhập trường ở Thanh Hóa: Đầu tuần tới học sinh trở lại trường

HÀ ĐỒNG
HÀ ĐỒNG

TTO - Ngày 14-9, học sinh tiểu học của hai xã Tế Tân, Trung Ý cũ sẽ đi học trở lại tại hai điểm trường cũ.

Vụ sáp nhập trường ở Thanh Hóa: Đầu tuần tới học sinh trở lại trường - Ảnh 1.

Trường tiểu học Trung Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: Hà Đồng

Từ ngày 11-9, chính quyền địa phương sẽ tu sửa trường lớp học, mua sắm trang thiết bị ở hai điểm trường này. Phòng GD-ĐT huyện cử giáo viên về hai điểm trường dạy học và phụ đạo kiến thức trong sách giáo khoa một tuần đầu sau ngày khai giảng cho số học sinh nghỉ học những ngày qua.

Để tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh lựa chọn điểm trường cho con theo học, Huyện ủy, UBND huyện Nông Cống quyết định giữ lại hai điểm trường ở xã Tế Tân và Trung Ý (cũ) phục vụ dạy học năm học 2020-2021.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 10-9, ông Lê Xuân Hùng - phó bí thư thường trực Huyện ủy Nông Cống - cho biết: sau cuộc họp Ban thường vụ Huyện ủy, sáng và chiều 10-9, lãnh đạo huyện cùng Phòng GD-ĐT, chính quyền địa phương đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với phụ huynh học sinh ở xã Tế Tân và Trung Ý (cũ).

Trong cuộc đối thoại, Huyện ủy, UBND huyện Nông Cống khẳng định việc sáp nhập Trường tiểu học Tế Tân (cũ) vào Trường tiểu học Tế Nông và Trường tiểu học Trung Ý (cũ) vào Trường tiểu học Trung Chính là chủ trương đúng, thực hiện theo quyết định sáp nhập xã của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa từ cuối năm 2019.

Ghi nhận ý kiến của phụ huynh học sinh, UBND huyện quyết định duy trì hoạt động của khu Trường tiểu học Tế Tân và Trung Ý (cũ). Phụ huynh học sinh có quyền lựa chọn cho con học tại Trường tiểu học Tế Nông, Trường tiểu học Trung Chính hoặc tại hai điểm Trường tiểu học Tế Tân, Trung Ý (cũ), nhằm đảm bảo quyền được học tập của trẻ em. Phụ huynh cho con học ở điểm trường nào thì đăng ký với nhà trường.

Tuy nhiên, do cơ sở vật chất tại hai điểm Trường tiểu học Tế Tân, Trung Ý (cũ) đã xuống cấp, thiếu trang thiết bị, đồ dùng dạy học do trước đó đã sáp nhập xã, không được tu sửa, đầu tư nên chính quyền địa phương sẽ phải sửa chữa lại trường, lớp học, mua sắm trang thiết bị.

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, ngày 1-9, UBND huyện Nông Cống quyết định sáp nhập Trường tiểu học Trung Ý (cũ) vào Trường tiểu học Trung Chính, Trường tiểu học Tế Tân (cũ) sáp nhập vào Trường tiểu học Tế Nông. 

Từ ngày 5 đến 10-9, hàng trăm phụ huynh học sinh tiểu học ở xã Trung Ý và Tế Tân (cũ) phản đối việc sáp nhập trường, không cho con đến trường.

Phụ huynh nêu lý do phản đối là sau khi sáp nhập trường, học sinh ở xã Trung Ý và Tế Tân (cũ) đi học xa hơn, gây khó khăn cho việc đưa đón con đến trường, trong khi học sinh tiểu học chưa thể tự đi xe đạp đến trường được.

Ông Đặng Hoa Nam (cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH):

Được đi học là quyền của trẻ em

Theo quy định của Luật trẻ em, một trong những điều nghiêm cấm là cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. Quyền được đi học là quyền của trẻ em.

Nếu phụ huynh không cho con em mình đến trường, làm gián đoạn việc học tập của con em là hành vi không nên.

Nếu gây áp lực với chính quyền địa phương bằng cách giữ trẻ ở nhà hoặc đưa trẻ đến trường cũ, trong khi chính quyền và nhà trường không bố trí điều kiện học tập ở địa điểm đó nữa, đó là hành vi không đúng.

Như thế sẽ ảnh hưởng đến quyền học tập của trẻ em. Đứng về phía phụ huynh, phải làm sao đảm bảo quyền học tập liên tục cho trẻ em, nhất là vào đầu năm học mới.

Một số báo chí phản ánh chính quyền có thảo luận với bà con, nhưng không biết trong quá trình thảo luận, sự đồng thuận của bà con, phụ huynh đến đâu. Do đó cũng phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, khảo sát thực địa, làm sao việc sáp nhập trường không làm ảnh hưởng đến việc đi học và việc đưa đón con của người dân.

Tất cả mọi chuyện giải quyết cần phải dựa trên nguyên tắc mà Luật trẻ em quy định là "lợi ích tốt nhất cho trẻ em", làm sao thuận lợi nhất không chỉ cho chính quyền địa phương mà thuận lợi cả cho học sinh, phụ huynh trong việc tạo điều kiện cho các em đi học, đi học một cách đầy đủ. Phải lấy nguyên tắc đó để ra quyết định.

HÀ THANH ghi

Phản đối sáp nhập trường, gần 200 học sinh bị cha mẹ buộc ở nhà

TTO - Đến chiều 9-9, gần 200 phụ huynh học sinh ở xã Tế Nông và Trung Chính, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) vẫn chưa cho con đến trường, gây thiệt thòi cho con em, nhất là đối với học sinh lớp 1 học chương trình sách giáo khoa mới.

HÀ ĐỒNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar