08/06/2022 19:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vụ SAGRI: Ông Trần Trọng Tuấn kêu oan, khẳng định chỉ cần thẩm định giá, không cần đấu giá

TUYẾT MAI - ĐAN THUẦN
TUYẾT MAI - ĐAN THUẦN

TTO - Tại phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại SAGRI chiều 8-6, cựu giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Trọng Tuấn kêu oan, cho rằng bản án sơ thẩm nhầm lẫn quy định chuyển nhượng dự án bất động sản với chuyển nhượng vốn nhà nước ra ngoài doanh nghiệp.

Vụ SAGRI: Ông Trần Trọng Tuấn kêu oan, khẳng định chỉ cần thẩm định giá, không cần đấu giá - Ảnh 1.

Ông Trần Trọng Tuấn tại tòa - Ảnh: ĐAN THUẦN

Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Trần Trọng Tuấn (cựu giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM) kháng cáo kêu oan. Ông Tuấn thừa nhận hành vi đã ký vào tờ trình báo cáo UBND TP và đề xuất UBND TP cho phép chuyển nhượng dự án cho Công ty Phong Phú.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, khi kết luận các tình tiết liên quan, bản án sơ thẩm không phân biệt được quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quá trình thực hiện các thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản và chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong dự án.

Ông Tuấn cho rằng việc bản án sơ thẩm căn cứ quy định tại điều 29 và 38 nghị định 91/2015 để cho rằng việc chuyển nhượng vốn SAGRI đã đầu tư trong dự án này phải đấu giá là không đúng. Bởi điều 29 nằm trong mục 2 chương 3 có tên "quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty TNHH".

Trong trường hợp này, SAGRI hợp tác với Công ty Phong Phú để triển khai dự án đầu tư kinh doanh nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9. Đây là trường hợp đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, không hình thành pháp nhân mới, do chính SAGRI làm chủ đầu tư.

Theo ông Tuấn, vốn đầu tư của SAGRI trong vụ án này là tài sản cố định. Bởi thông tư 45 của Bộ Tài chính cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình nhưng khi quyền sử dụng đất đó được đưa vào kinh doanh bất động sản thì dự án đó không được xem là tài sản cố định.

Khi Sở Tài chính hỏi Bộ Tài chính thì được trả lời đây là tài sản dở dang, không phải tài sản cố định. Khi thực hiện chuyển nhượng dự án bất động sản, chuyển nhượng vốn doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải thực hiện theo từng giai đoạn với thủ tục pháp lý khác nhau.

Ban đầu để thực hiện dự án nhà ở, SAGRI và Công ty Phong Phú ký hợp đồng hợp tác là đúng pháp luật vì SAGRI có chức năng kinh doanh bất động sản. Nhưng đến năm 2013, khi UBND TP phê duyệt đề án tái cơ cấu SAGRI, SAGRI không được kinh doanh ngoài ngành nên các dự án đã đầu tư ngoài ngành trước đây phải chuyển nhượng toàn bộ vốn.

"Để chuyển nhượng vốn trong dự án này mà không thất thoát tài sản thì phải thực hiện theo điều 31 Luật quản lý vốn nhà nước, tức phải thẩm định giá để xác định giá thị trường. Cái sai của SAGRI là không thẩm định giá mà chỉ kiểm toán độc lập" - ông Tuấn nói.

Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc "khi bán dự án có đang bán kèm quyền sử dụng đất không", ông Tuấn cho rằng trong vốn doanh nghiệp đầu tư vào dự án có quyền sử dụng đất và tài sản khác.

Về vấn đề này, chủ tọa cho rằng muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước hết phải xem luật đất đai có thỏa mãn không. Trường hợp nếu SAGRI là chủ dự án, xây nhà để bán thì không phải đấu giá vì quyền sử dụng đất đã được bán thông qua giá thị trường. Còn khi bán đất đai cho doanh nghiệp, tổ chức thì phải đấu giá.

Tuy nhiên ông Tuấn cho rằng Nhà nước đã giao đất cho SAGRI và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2010. Doanh nghiệp đem tài sản của mình vào hợp tác kinh doanh, tức là đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nên có quyền chuyển nhượng vốn đó mà không phải đấu giá.

Chủ tọa tiếp tục hỏi: "Năm 2011, SAGRI đã đóng tiền sử dụng đất 128 tỉ đồng, đến năm 2017 mới chuyển nhượng dự án tại sao vẫn để giá cũ? SAGRI có quyền đại diện vốn nhà nước, còn tiền của SAGRI vẫn là tiền của nhà nước. Do vậy khi muốn thoát sự quản lý nhà nước khu đất này thì phải thực hiện theo đúng thủ tục".

"Phải có sự quản lý nhà nước để bảo toàn tài sản nhà nước, nhưng trong trường hợp này không có quy định pháp luật về buộc đấu giá thì phải thẩm định giá như ý kiến của Bộ Tài chính" - ông Tuấn khẳng định.

Trong chiều nay, hội đồng xét xử, đại diện viện kiểm sát và các luật sư đã xét hỏi xong. 13h30 ngày 9-6, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao sẽ luận tội và phát biểu quan điểm giải quyết vụ án.

Vụ SAGRI: Ông Lê Tấn Hùng nói không vụ lợi khi ký khống hợp đồng cho nhân viên du lịch nước ngoài

TTO - Sáng 8-6, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) do có kháng cáo của 6/19 bị cáo và kháng nghị của viện trưởng Viện KSND TP.HCM.

TUYẾT MAI - ĐAN THUẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Được tỉnh Ninh Thuận cho đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể rộng hơn 47ha nhưng Công ty Sơn Hải bỏ hoang không thực hiện.

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Sau bữa sáng ở nhà bí thư Thành ủy Hà Nội, Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án cầu Vĩnh Tuy 2

Năm 2020, chủ tịch Tập đoàn Thuận An gặp giám đốc Ban quản lý dự án Hà Nội trong bữa ăn sáng tại nhà bí thư thành ủy, sau đó được tạo điều kiện để trúng gói thầu ở dự án cầu Vĩnh Tuy 2.

Sau bữa sáng ở nhà bí thư Thành ủy Hà Nội, Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án cầu Vĩnh Tuy 2

Kẻ cướp ngân hàng tháo chạy khi nhân viên ấn nút báo động, 1 giờ sau bị bắt

Nam thanh niên cướp ngân hàng ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bị công an bắt giữ chỉ sau 1 giờ gây án.

Kẻ cướp ngân hàng tháo chạy khi nhân viên ấn nút báo động, 1 giờ sau bị bắt

Nguyên chủ tịch TP Sóc Trăng Võ Thanh Nhàn sẽ hầu tòa

22 cán bộ, nguyên là cán bộ của thành ủy, các phòng chức năng của TP Sóc Trăng và một số phường cũng được tòa triệu tập với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Nguyên chủ tịch TP Sóc Trăng Võ Thanh Nhàn sẽ hầu tòa

Tiêu giống khan hiếm, giá cao, xuất hiện tình trạng cắt trộm dây tiêu

Một số hộ dân tại tỉnh Đắk Lắk phản ánh bị kẻ gian cắt trộm dây tiêu trên hàng chục trụ ngay trước mùa thu hoạch, nghi để bán làm giống vì hiện đang rất khan hiếm, đắt đỏ.

Tiêu giống khan hiếm, giá cao, xuất hiện tình trạng cắt trộm dây tiêu

Xử lý 2 trường hợp rao bán giấy mời dự Lễ hội Hoa phượng đỏ

Công an TP Hải Phòng đã xử lý 2 trường hợp rao bán giấy mời dự kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ.

Xử lý 2 trường hợp rao bán giấy mời dự Lễ hội Hoa phượng đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar