10/06/2021 18:01 GMT+7

Vụ Philippines muốn cải tạo Thị Tứ, Việt Nam kiên quyết phản đối

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Việt Nam ngày 10-6 thể hiện lập trường cứng rắn và lập luận mạnh mẽ trong câu chuyện tướng Philippines thăm đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippines tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Vụ Philippines muốn cải tạo Thị Tứ, Việt Nam kiên quyết phản đối - Ảnh 1.

Đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - Ảnh: AMTI, CSIS

"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 10-6.

Trong suốt vài tháng gần đây, Philippines đã phát đi những tín hiệu cho thấy họ muốn thúc đẩy sự hiện diện tại một số thực thể tranh chấp ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Việt Nam trên thực tế đã có phát biểu liên quan về vấn đề này, nhưng phát biểu ngày 10-6 mạnh mẽ hơn, trong bối cảnh Philippines dường như tiến thêm một bước nhằm hiện thực hóa việc biến Thị Tứ thành một trung tâm hậu cần ở Biển Đông.

Cụ thể vào hôm 26-5, có tin Cảnh sát biển Philippines xác nhận họ có kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng ở đảo Thị Tứ nhằm cải thiện năng lực giám sát tại các vùng biển tranh chấp.

Từ khi nổ ra câu chuyện tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung ở đá Ba Đầu, phía Philippines được biết đã tăng cường các đợt tuần tra tại nhiều khu vực nước này tuyên bố chủ quyền chồng lấn, với lý do ứng phó với tình trạng tàu Trung Quốc xuất hiện đông đảo.

Philippines cho đó là các tàu dân quân biển, trong khi Trung Quốc khẳng định đó là các tàu cá thông thường.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về động thái "tăng cường năng lực giám sát" của Philippines ở Thị Tứ ngày 27-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: "Mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền cũng như các quyền liên quan của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp và vô giá trị".

Tại cuộc họp báo tháng trước và tháng này, người phát ngôn lặp lại việc Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC), Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982), không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, và đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Trong diễn biến liên quan, người phát ngôn Thu Hằng cũng nhận câu hỏi về một số thông tin cho rằng tàu hải cảnh Trung Quốc CCG 4301 và tàu Benhai 09952 xuất hiện ở khu vực gần đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Người phát ngôn khẳng định các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát mọi hoạt động ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, cũng như các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

Bà nói: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, được xác lập phù hợp với Công ước".

Việt Nam lên tiếng về hoạt động của Philippines, Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông

TTO - “Mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền cũng như các quyền liên quan của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp và vô giá trị” - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 27-5 nêu rõ, đồng thời yêu cầu các quốc gia khác hành xử có trách nhiệm.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao cho biết đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, và trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Ông Biden có thực sự lãnh đạo đất nước trong năm cuối nhiệm kỳ?

Vào năm cuối nhiệm kỳ, khi việc tiếp cận ông Biden trở nên khó khăn hơn và khoảng cách với nội các ngày càng rõ rệt, một số người bắt đầu dấy lên những nghi vấn về vai trò và quyền lực thật sự của cựu tổng thống.

Ông Biden có thực sự lãnh đạo đất nước trong năm cuối nhiệm kỳ?

Quả thực ông Trump đã từng nói Qatar là nước tài trợ khủng bố

Những phát ngôn trước đây của ông Trump, trong đó cáo buộc Qatar là quốc gia tài trợ khủng bố, đang bị nhắc lại trong bối cảnh xuất hiện thông tin hoàng gia Qatar sắp tặng Mỹ một chiếc máy bay hạng sang.

Quả thực ông Trump đã từng nói Qatar là nước tài trợ khủng bố

Giày Reebok của ông Lee Jae Myung - cơn sốt thời trang mới, cháy hàng trong đêm

Đôi giày thể thao Reebok của ứng viên tổng thống Lee Jae Myung bất ngờ trở thành hiện tượng thời trang - chính trị tại Hàn Quốc, được bán hết trên toàn quốc chỉ sau một đêm.

Giày Reebok của ông Lee Jae Myung - cơn sốt thời trang mới, cháy hàng trong đêm

Ông Trump tiết lộ Ấn Độ đề xuất không áp thuế, Campuchia đàm phán thương mại với Mỹ

Cả Ấn Độ và Campuchia đều đang nỗ lực đàm phán thương mại với Mỹ trong hạn hoãn thuế 90 ngày, khi cả hai lần lượt bị Washington áp thuế đối ứng 26% và 49%.

Ông Trump tiết lộ Ấn Độ đề xuất không áp thuế, Campuchia đàm phán thương mại với Mỹ

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Sáng 15-5, Thái Lan chấn động khi lại phát hiện một sư trụ trì 69 tuổi biển thủ hơn 300 triệu baht (hơn 233 tỉ đồng) từ tiền công đức của chùa để đánh bạc trực tuyến.

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar