18/02/2023 12:51 GMT+7

Vụ nổ đường ống Nord Stream: Do Mỹ và Na Uy cùng làm?

Không có một dòng nào trên báo đài Mỹ dù đã 10 ngày từ khi nhà báo Seymour Hersh công bố điều tra cho thấy Mỹ và Na Uy đã phối hợp cho nổ đường ống Nord Stream 1 và 2 dẫn khí đốt từ Nga đến Đức hồi tháng 9 năm ngoái.

Vụ nổ đường ống Nord Stream: Do Mỹ và Na Uy cùng làm? - Ảnh 1.

Khí rò rỉ từ đường ống Nord Stream 2 sau khi bị phá hoại trong bức ảnh do tiêm kích Đan Mạch chụp ngày 27-9-2022 - Ảnh: AFP

Ông Seymour Hersh, một nhà báo có giải Pulitzer, đã công bố điều tra về vụ nổ đường ống Nord Stream 1 và 2 trên nền tảng xuất bản cá nhân Substack ngày 8-2.

Phản bác và im lặng về điều tra Nord Stream

Trong bài báo dài 5.800 chữ, ông Hersh cáo buộc vào tháng 6-2022, các thợ lặn của hải quân Mỹ đã bí mật đặt chất nổ lên các đường ống Nord Stream 1 và 2 dưới vỏ bọc một cuộc tập trận.

Ngày 26-9-2022, một máy bay tuần thám của Na Uy đã thả một phao sonar, kích nổ ba trong số bốn đường ống dẫn khí đốt của Nord Stream 1 và 2.

Vụ việc đã gây tranh cãi dữ dội vào thời điểm đó khi cả Nga và phương Tây đều đổ lỗi cho nhau.

Các đường ống đều dẫn đến Đức, từ đó cung cấp cho các quốc gia châu Âu một nguồn năng lượng giá cả phải chăng.

Theo giới quan sát, riêng ở khía cạnh này, Mỹ hoàn toàn có thể bị đặt vào diện nghi vấn vì nếu Nord Stream 1 và 2 không hoạt động, sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt hóa lỏng từ Mỹ sẽ tăng lên.

Tuy nhiên theo ông Hersh, Mỹ đã lên kế hoạch phá hoại từ nhiều tháng trước khi xung đột bùng nổ ở Ukraine nhằm chấm dứt sự phụ thuộc của châu Âu vào Nga.

Cuộc chiến ở Ukraine càng củng cố quyết tâm thực hiện của Washington, với niềm tin là điều này sẽ khiến Matxcơva mất nguồn thu ngoại tệ cho chiến sự.

Nhà Trắng đã gọi bài báo của ông Hersh là "hoàn toàn sai sự thật và hoàn toàn hư cấu". Nga thì gọi vụ việc là "một hành động khủng bố quốc tế", đồng thời tuyên bố sẽ không cho phép nó "chìm xuồng" mà không có lời giải thích rõ ràng từ Mỹ.

Điều đáng nói hơn là bài báo của ông Hersh không hề xuất hiện trên bất kỳ báo đài nào của Mỹ hay phương Tây.

New York Times, Washington Post Wall Street Journal - những tờ báo lớn có uy tín của Mỹ, đã không đăng một dòng nào về cuộc điều tra của ông Hersh.

Chỉ có duy nhất một bài nghiêm túc nhắc đến bài báo của ông Hersh trên tờ Snopes. Nhưng nội dung bài viết tập trung vào việc phản bác tác giả. 

Bài viết cũng cho rằng việc chỉ dựa vào một nguồn ẩn danh khiến các nội dung được nêu ra là không đáng tin cậy.

Vụ nổ đường ống Nord Stream: Do Mỹ và Na Uy cùng làm? - Ảnh 3.

Nhà báo Seymour Hersh từng làm việc cho nhiều báo đài của Mỹ, trong đó có New York Times, AP, UPI, PBS - Ảnh: AFP

Không tin tưởng báo chí Mỹ

Không ngạc nhiên khi bài viết của ông Hersh trở thành chất liệu cho truyền thông Trung Quốc. Nhật báo tiếng Anh China Daily đã xuất bản một bài viết dài, trong đó tổng hợp các chỉ trích và quan ngại vì Mỹ đã cố tình che giấu vụ việc.

Seymour Hersh là một tên tuổi lớn trong làng báo Mỹ, đã từng phanh phui nhiều bê bối của Chính phủ Mỹ, chẳng hạn vụ tra tấn tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib (Iraq).

Dưới ngòi bút của ông Hersh, vụ thảm sát hơn 500 thường dân ở Sơn Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam đã được phơi bày trên toàn thế giới. Loạt bài viết đã đem về cho ông giải Pulitzer danh giá.

46 năm sau, vào năm 2014, tác giả của loạt bài chấn động mới chính thức đặt chân đến Việt Nam.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh Democracy Now! về bê bối Nord Stream, Hersh cho biết ông cảm thấy mệt mỏi với những gì báo chí Mỹ đang nói về Ukraine.

"Họ đã quyết định rằng Ukraine sẽ chiến thắng trong cuộc chiến, và đó là những gì độc giả của họ nhận được, cứ như thế mà làm tới", nhà báo 85 tuổi chia sẻ.

"Tôi đã quyết định xuất bản bài viết của mình trên Substack. Tôi thậm chí chưa bao giờ nghĩ - nói ra thì thật xấu hổ - vì sau những năm tháng tuyệt vời mà tôi có ở New York Times, tôi thậm chí chẳng nghĩ sẽ gửi bài này cho tờ báo đó", ông Hersh bộc bạch.

Substack, được thành lập vào năm 2017 và có trụ sở chính tại San Francisco (Mỹ), là một nền tảng trực tuyến cung cấp dịch vụ xuất bản, thanh toán các bài viết. Người đọc cần đăng ký và trả một khoản phí để truy cập nội dung được xuất bản.

Nga nói châu Âu không điều tra kỹ vụ nổ đường ống Nord Stream

Ngày 21-12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết có vẻ không quốc gia châu Âu nào điều tra đàng hoàng, khách quan về các vụ nổ làm vỡ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vào tháng 9 vừa qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ tạm ngừng nhập khẩu gia súc sống của Mexico vì sợ giòi ăn thịt

Ngày 11-5, Mỹ thông báo tạm ngừng nhập khẩu ngựa và bò rừng sống của Mexico do lo ngại về loài giòi ăn thịt từng khiến ngành chăn nuôi Mỹ lao đao và mất 30 năm để phục hồi.

Mỹ tạm ngừng nhập khẩu gia súc sống của Mexico vì sợ giòi ăn thịt

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Thái Lan thăm chính thức Việt Nam tuần này.

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm Việt Nam

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Ông Trump tuyên bố sẽ ký sắc lệnh để đưa giá thuốc bán tại Mỹ bằng với giá thấp nhất bán ở những nơi khác, theo ông có thể giảm giá thuốc từ 30 - 80%.

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Nga phản đối triển khai căn cứ NATO gần biên giới

Phía Nga ngày 11-5 lên tiếng bác bỏ ý tưởng triển khai căn cứ NATO gần biên giới nước này, mặt khác khẳng định Tổng thống Putin vẫn luôn cởi mở với các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.

Nga phản đối triển khai căn cứ NATO gần biên giới

Thủ tướng Anh cam kết siết chặt visa, cải tổ hệ thống nhập cư

Chính phủ Anh đang tìm cách siết chặt các yêu cầu về visa nhằm hạn chế số lượng lao động đến nước này theo các con đường hợp pháp.

Thủ tướng Anh cam kết siết chặt visa, cải tổ hệ thống nhập cư

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Ông Trump ca ngợi việc Hamas thả con tin Mỹ là bước đi tốt hướng đến việc chấm dứt chiến tranh và đưa tất cả con tin còn lại về nhà.

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar