\u00a0Tu\u1ed5i Tr\u1ebb\u00a0n\u00f3i b\u1ea3o v\u1ec7 r\u1eebng ch\u1eedi d\u00e2n, \u0103n n\u00f3i kh\u00f4ng chu\u1ea9n m\u1ef1c th\u00ec c\u00f3 hay kh\u00f4ng ph\u1ea3i n\u00f3i cho r\u00f5!\u201d." />
02/03/2016 13:28 GMT+7

Vụ ngang nhiên trói đánh người: Phải nói rõ có chửi dân không

H.MI
H.MI

TT - "Tôi đã yêu cầu phải giải trình lại vì báo Tuổi Trẻ nói bảo vệ rừng chửi dân, ăn nói không chuẩn mực thì có hay không phải nói cho rõ!”.

Chồng chị Ngọc vớt những bao ximăng bị bảo vệ rừng ném xuống đùng tôm - Ảnh: H.M.
Chị Ngọc sờ lên vết thương bị bảo vệ rừng đánh khi công an đến làm việc vào chiều 27-2 - Ảnh: H.M.

Liên quan đến vụ lực lượng bảo vệ rừng ngang nhiên trói và đánh người ở Đồng Nai, ngày 1-3 ông Phạm Minh Đạo - giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai - cho biết đã nhận được giải trình của Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành. 

Tuy nhiên, ông Đạo nói: “Đọc báo cáo giải trình chỉ thấy ban nói lỗi của người dân xây dựng công trình trái phép nên tôi không hài lòng. Tôi đã yêu cầu phải giải trình lại vì báo Tuổi Trẻ nói bảo vệ rừng chửi dân, ăn nói không chuẩn mực thì có hay không phải nói cho rõ!”.

Đề cập việc nhân viên bảo vệ rừng đã thừa nhận ném hàng chục bao ximăng của dân xuống sông khi vào chòi nuôi tôm của chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc, luật sư Nguyễn Đức (Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai) khẳng định: “Như vậy họ đã có hành vi hủy hoại tài sản của công dân, nên cơ quan công an cần củng cố chứng cứ, hồ sơ để xử lý.

Tôi đã đọc kỹ vụ việc bảo vệ rừng “ngang nhiên trói và đánh người”. Nếu nội dung bài báo phản ánh đúng thì hành vi của những người thuộc lực lượng quản lý bảo vệ rừng cần phải xử lý theo quy định pháp luật”.

Theo luật sư Đức, chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc khai bị một số người mặc đồng phục bảo vệ rừng ném 2 điện thoại di động, khoảng 50 bao ximăng, sắt thép và gạch xuống đùng tôm rồi bỏ đi.

Hành vi này có dấu hiệu của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điều 143 Bộ luật hình sự (bị phạt tù từ 6 tháng đến chung thân), ngoài hình phạt tù, người vi phạm còn có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Cũng theo luật sư Đức, nếu gia đình chị Ngọc có hành vi xây dựng trái phép thì phải lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.

Còn việc bảo vệ rừng đánh người, trói người ngang nhiên là vi phạm pháp luật (có dấu hiệu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, có dấu hiệu của hành vi bắt giữ người trái pháp luật).

H.MI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để nhận được tiền bồi thường khi người vi phạm đã đi tù?

Gia đình tôi có người bị hại trong vụ án hình sự, nay người phạm tội đã đi tù, vậy làm sao nhà tôi nhận được tiền bồi thường?

Làm thế nào để nhận được tiền bồi thường khi người vi phạm đã đi tù?

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Bộ Công an xác định nhóm giang hồ do Nguyễn Công Huân cầm đầu móc nối một số nghi phạm hình sự phức tạp, hoạt động cho vay lãi nặng, mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, mua bán ma túy.

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Chống buôn lậu, hàng giả 18-5: TP.HCM chuyển công an hồ sơ nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả

Sở Y tế TP.HCM cho hay, trong năm 2024, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 174 cơ sở bán buôn thuốc, 344 cơ sở bán lẻ thuốc, 40 cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ dược liệu và ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Chống buôn lậu, hàng giả 18-5: TP.HCM chuyển công an hồ sơ nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’

Ngày 18-5, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam/tạm giữ hình sự 11 người để điều tra về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, “mua bán trái phép chất ma túy”, “sản xuất, buôn bán hàng cấm”.

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’

Vụ 'Cây chổi vàng': Những bị can nào bị truy tố theo khung từ 12-20 năm tù?

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội "cưỡng đoạt tài sản" theo khoản 4 điều 170 Bộ luật Hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.

Vụ 'Cây chổi vàng': Những bị can nào bị truy tố theo khung từ 12-20 năm tù?

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar