17/03/2013 07:25 GMT+7

Vũ điệu Tây nguyên

TIẾN THÀNH thực hiện
TIẾN THÀNH thực hiện

TT - Nhịp cồng chiêng đều đặn hòa với tiếng hò reo, những điệu lắc hông lắc tay khỏe khoắn, dẻo dai... do các “diễn viên” trẻ tuổi biểu diễn tạo nên những vũ điệu rộn ràng, mới lạ cho ngày hội biểu diễn cồng chiêng, tạc tượng và dệt thổ cẩm vừa diễn ra tại trung tâm huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai vào hai ngày 14 và 15-3.

Phóng to
Trước giờ biểu diễn, Hyơk chụp ảnh cùng bạn diễn với trang phục hóa trang bằng rễ cây si
Phóng to
Em Hyơk (9 tuổi, xã Hà Tây) biểu diễn những động tác hình thể độc đáo của một pơtual để gây cười cho khán giả. Đây là nhân vật không thể thiếu trong các tiết mục hóa trang của đồng bào Ba Na

Hội thi quy tụ 15 đoàn cồng chiêng đến từ các làng xã, trường dân tộc nội trú với tinh thần giao lưu, học hỏi và giới thiệu cái hay, cái đẹp trong văn hóa cồng chiêng của dân tộc Ba Na và Jrai.

Gần 600 diễn viên cồng chiêng tham dự, phần lớn là các diễn viên trẻ từ 4-18 tuổi, hội thi còn là dịp truyền nghề cho thế hệ sau. Chếnh choáng trong men rượu cần cùng không khí vui tươi, âm vang của cồng chiêng kích thích các chàng trai, cô gái Ba Na, Jrai học đánh cồng chiêng và nhảy múa theo tiếng cồng chiêng.

Các đội cồng chiêng lần lượt trình diễn nhiều bài thi với nội dung phong phú, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc như: Mừng lúa mới của người Jrai, Mừng chiến thắng của người Ba Na, lễ pơthi (lễ bỏ mả)...

Ngoài những bài chiêng nhuần nhuyễn, các đội còn lôi cuốn khán giả bằng các pơtual (người làm trò hề) hay những hóa trang độc đáo. Nổi bật là pơtual của đội chiêng trẻ xã Hà Tây được bôi một lớp đất sét, toàn thân có màu vàng nhạt và được gắn thêm chiếc đuôi. Cậu bé Hyơk (9 tuổi) hóa trang thành pơtual đã làm cả sân khấu phấn khích vì những động tác gây cười ngộ nghĩnh.

Phóng to
Để biểu diễn nhuần nhuyễn động tác của các pơtual đòi hỏi các em nhỏ phải tập luyện hai lần/tuần. Ý nghĩa của điệu múa này là vừa gây cười cho khán giả, vừa là ăn mừng chiến thắng của đồng bào Ba Na
Phóng to
Em Rơchâm Hnúi (11 tuổi, xã Ia Ka) đeo mặt nạ da bò, mặc áo lá chuối, hóa trang thành ma trong lễ pơthi (lễ bỏ mả) của người Jrai
Phóng to
Ông Nhíp (60 tuổi, người xã Ia Khươl) hóa trang thành một chú trâu
Phóng to
Đoàn cồng chiêng xã Ia Mơ Nông trình diễn bên đống lửa kết thúc hội thi biểu diễn cồng chiêng
Phóng to
Đoàn cồng chiêng xã Ia Khươl tái hiện lễ đâm trâu với ước vọng cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người Ba Na
Phóng to
Các em nhỏ Trường Dân tộc nội trú huyện Chưpăh xem và cổ động các bạn mình đang biểu diễn
TIẾN THÀNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ẩn mình giữa rừng già Trường Sơn, người đàn ông 66 tuổi với đôi chân trần rắn rỏi đã trải qua những năm tháng cuộc đời đầy thăng trầm gắn liền với núi rừng. Đôi chân chưa từng mang dép nhưng vẫn vượt gai rừng, đá nhọn bảo vệ rừng quý.

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó (hay Cà Mau và Bạc Liêu sau này) là không xây trụ sở làm việc mà dồn toàn bộ nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar