11/09/2019 09:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vụ đập bể kính ôtô vì tiếng còi: Cái sai cá biệt và cái sai từ số đông

PHẠM NGỌC TƠ
PHẠM NGỌC TƠ

TTO - Ngày 10-9, Công an Đắk Lắk cho hay đơn vị này đang củng cố hồ sơ về hành vi "làm hư hỏng tài sản" đối với ông L.V.T. (TP Buôn Ma Thuột). Câu chuyện gây xôn xao cộng đồng vì khi cầm gậy đập bể kính ôtô, ông T. là một nhà sư. Nhưng...

Vụ đập bể kính ôtô vì tiếng còi: Cái sai cá biệt và cái sai từ số đông - Ảnh 1.

Một vụ va chạm giao thông ở quận Phú Nhuận, TP.HCM, hai tài xế đã ôn hòa, lịch sự trao đổi số điện thoại và chụp ảnh giấy tờ xe, sau đó giao cho bảo hiểm giải quyết - Ảnh: T.T.D.

Xung đột dẫn đến hành vi này lại là tình huống quen thuộc rất dễ nổi nóng hằng ngày trên đường. Đó là chuyện bật đèn xinhan, tiếng còi, chuyện xin đường, nhường đường và ứng xử giữa những người cùng đi đường với nhau.

Ông T. sai, đã làm hư hỏng tài sản người khác, điều này không phải bàn thêm nữa. Nhưng còn tiếng còi ôtô kia sai hay đúng, cần thiết hay không? Xe máy bật đèn xin đường, ôtô nhường chút được không? Khi đôi bên cùng nổi nóng, xin lỗi nhau một tiếng rồi vui vẻ tiếp tục hành trình có được không? Rất nhiều ý kiến từ cộng đồng mạng lên án hành vi của ông T..

Tuổi Trẻ ngày 9 và 10-9 nêu vấn đề về người nước ngoài vi phạm giao thông, giờ là chuyện người vi phạm mặc áo nhà chùa. Nghĩ cho cùng, đây là những cái sai cá biệt từ những người đặc biệt nhưng đều phản ánh câu chuyện giao thông của số đông chúng ta. 

Từ chuyện bật xinhan xin đường đến chuyện những tiếng còi đinh tai nhức óc mọi lúc mọi nơi của xe lớn. Đây là cái sai số đông đầy rẫy trên đường. Và số đông hơn (gồm cả những người đang cố gắng đi đúng luật) đang chịu đựng nhau hằng ngày.

Bạn có chắc là mình đủ bình tĩnh nói rằng tôi chưa bao giờ nổi nóng hay bực mình vì ai đó ngoài đường khi thực tế muốn đi đúng luật cũng không dễ, đi đúng cũng bị làm phiền bởi người chen lấn, giành đường, và xin đường lắm khi không được nhường. 

Và khổ nhất là kính thưa các loại tiếng còi, xe lớn còi lớn, xe nhỏ, xe máy còi nhỏ hơn thì "tích cực" bấm còi tùy thích, bất kể lý do gì, bất kể đang ngang qua bệnh viện, trường học hay đêm khuya trong hẻm vắng khi bà con đang say giấc.

Điếc tai vì tiếng còi, điên đầu vì kiểu đi đứng hỗn loạn hằng ngày, thậm chí gây gổ xô xát nhau... rồi sao nữa? Người người sẽ tiếp tục chịu đựng hay lên tiếng phản ứng trước những hành vi làm phiền cộng đồng? Bạn chọn cách ứng xử nào? Và lên tiếng cách nào cho đúng luật? 

Đây không phải là câu chuyện của vài trăm người nước ngoài hay là chuyện của ông T. mà là chuyện về chấp hành luật, chuyện ứng xử và văn minh giao thông của cả cộng đồng.

Cái sai của ông T. là cái sai cá biệt. Chuyện lái xe sai luật, giành đường, cái sai của số đông mới là chuyện đáng bàn hơn, đáng cố gắng để sửa, mỗi ngày, mỗi người.

Sáng 9-9, ông L.V.T. đi xe máy trên đường Nguyễn Tất Thành đến ngã ba giao với Ama Khê (TP Buôn Ma Thuột), ông bật đèn xinhan xin rẽ trái. Ông N.Q.N. điều khiển ôtô bấm còi hàm ý không cho vượt. Ông T. bức xúc đề nghị ông N. phải xuống xe xin lỗi mình vì tiếng còi, ông N. không đồng ý. Ông T. dùng gậy tre đập vào xe ông N. làm hư hỏng kính xe.

Dễ "phát điên" vì tiếng còi!

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi đọc bản tin đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 10-9-2019: "Bức xúc vì bị bấm còi inh ỏi, thầy chùa dùng gậy đập bể kính ôtô" xảy ra tại Đắk Lắk.

Một số bạn đọc cho rằng hành vi của ông L.V.T. là thiếu kiềm chế. Tuy nhiên, không ít ý kiến cảm thông. "Hành vi dùng gậy đập bể kính xe là không thể chấp nhận. Người đi ôtô bóp còi inh ỏi thì cũng không đúng" - bạn đọc An Nhiên nhận xét.

Bạn Anh Sang cho rằng: "Bị kích động vì hành vi của người đi đường đã rất đáng báo động! Tôi cũng nhiều lần bị kích động bởi các kiểu đi ẩu, pha đèn, bóp còi giành đường một cách vô ý thức".

Nhiều bạn đọc "lên án" thói quen nhấn còi xe. "Đi đường tức nhất vì tiếng còi, một thói quen rất xấu, gây khó chịu, ức chế tâm lý cho mọi người. Nhanh hơn vài giây chẳng giải quyết được gì nhưng nhiều người cứ nhấn còi điếc tai để giành đường" ([email protected]). Còn với bạn Duong Ngang: "Bấm còi vô tội vạ là vô văn hóa và cực kỳ đáng ghét".

"Vấn đề ở đây là việc bấm còi vô tội vạ không bị phạt nên đã thành vấn nạn. Xe máy chạy vô làn xe ôtô, họ nhấn còi, đôi khi ôtô lấn làn cũng bấm còi như dọa nạt nhau. Ở đâu ra văn hóa bậy bạ như vậy?" - bạn đọc Tri Bui góp lời.

Bạn đọc Long Nguyễn nêu vấn đề: tiếng còi làm hại thính giác người đi đường. "Một kiểu ý thức rất lạ, rất tệ. Ngay cả khi có biển báo gần bệnh viện họ cũng cứ bấm còi hết cỡ, bất kể ngày đêm" - bạn Bingboong.

"Ra đường nghe tiếng còi xe thực sự không chịu nổi. Tiếng còi quá lớn, liên tục làm người ta dễ phát điên. Nên có những xử phạt cứng rắn hơn nữa về việc này" - bạn đọc Hoan.

Đ.Q. ghi


Bức xúc vì bị bấm còi inh ỏi, thầy chùa dùng gậy đập bể kính ôtô

TTO - Bức xúc vì bị bấm còi inh ỏi, thầy chùa dùng gậy đập bể kính ôtô tại Đắk Lắk. Hiện Công an Đắk Lắk đang củng cố hồ sơ để xử lý về hành vi "Cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác".

PHẠM NGỌC TƠ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar