09/03/2016 09:08 GMT+7

Vụ cho nghỉ toàn bộ giảng viên: Phải tuân thủ pháp luật

TRẦN HUỲNH thực hiện
TRẦN HUỲNH thực hiện

TT - Vụ “ĐH Hùng Vương cho nghỉ toàn bộ giảng viên”, nhiều chuyên gia đã có cùng quan điểm như trên.

82 quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ, nhân viên và giảng viên của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM do ông Đặng Thành Tâm ký - Ảnh: Trần Huỳnh

* Luật sư Nguyễn Văn Hậu (phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM):

Cần xem xét quyền hạn chủ tịch HĐQT nhà trường

Theo quy định tại điều 44 Bộ luật lao động 2012 và điều 13 nghị định 05 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động: trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở... Vì vậy, Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM có quyền thỏa thuận với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3 điều 36, hoặc theo điều 44 Bộ luật lao động 2012.

Theo quyết định số 2381 của Bộ GD-ĐT về công nhận thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM thì nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là năm năm kể từ ngày 14-6-2010. Ông Đặng Thành Tâm cũng được công nhận là chủ tịch HĐQT kể từ ngày này.

Luật doanh nghiệp 2005 quy định sau khi hết nhiệm kỳ, HĐQT của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐQT mới được bầu và tiếp quản công việc.

Ngày 16-3-2015, HĐQT Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM gửi tờ trình đến UBND TP.HCM đề nghị công nhận hiệu trưởng của nhà trường đối với ông Bế Nhật Dục nhưng không được công nhận, vì cuộc họp HĐQT chưa đủ tỉ lệ biểu quyết theo quy định. Do đó, ông Đặng Thành Tâm vẫn tiếp tục là chủ tịch HĐQT của trường này.

Tuy nhiên, xét về việc ông Đặng Thành Tâm có thẩm quyền đại diện cho Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM để chấm dứt hợp đồng lao động hay không thì cần phải xem xét nhiệm vụ, quyền hạn HĐQT, chủ tịch HĐQT được quy định trong điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Nếu điều lệ, quy chế và Luật giáo dục ĐH 2012 không có quy định về điều trên thì áp dụng quy định của pháp luật doanh nghiệp, ông Tâm có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người mà HĐQT bổ nhiệm hoặc thuê, ký hợp đồng lao động.

Nếu những người này không do HĐQT thuê, tuyển dụng, ký hợp đồng lao động thì phải do người đại diện theo pháp luật của nhà trường thỏa thuận, ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp ông Tâm nhận được ủy quyền hợp pháp từ người đại diện theo pháp luật).

Việc chấm dứt hợp đồng lao động phải đảm bảo các chế độ, quyền lợi hợp pháp của người lao động. Nếu ông Tâm không thực hiện đúng các quy định trên sẽ là vi phạm.

* TS Kiều Xuân Hùng (thành viên HĐQT, phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM):

Nhiều băn khoăn

Việc Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM cho toàn bộ cán bộ, giảng viên nghỉ là chuyện chưa từng có tiền lệ. Theo tôi, mọi việc cần phải thực hiện theo đúng pháp luật.

Hiện tại trường này chưa chấm dứt hoạt động giáo dục mà làm như vậy tôi cũng thấy băn khoăn. Dù gì thì việc này phải được giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi của cán bộ, giảng viên, sinh viên.

Đối với một trường tư thục, nếu như không có sự tôn trọng người lao động, không đảm bảo được quyền lợi của họ thì sự tồn tại của trường gần như không thể. Để nhà trường tồn tại và phát triển được, ngoài vấn đề pháp luật, nhà đầu tư cần phải có tâm với người lao động, với cán bộ giảng viên.

* TS Bùi Trân Phượng (hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen):

Nhầm lẫn giữa Luật doanh nghiệp và Luật giáo dục ĐH

Sự việc đang xảy ra tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM thật đáng bức xúc. ĐH Hùng Vương chỉ là một trường hợp điển hình chứ hoàn toàn không phải là trường hợp cá biệt. Ông thư ký HĐQT ĐH Hùng Vương cho rằng: “Ở trường tư, cổ đông mới là người có toàn quyền trong mọi việc”.

Hiện nay không chỉ ĐH Hùng Vương mà rất nhiều nơi người ta quan niệm cổ đông của nhà trường là chủ sở hữu của nhà trường. Việc này theo tôi là không đúng luật pháp.

Không có luật nào của giáo dục quy định như vậy.

Ngược lại, trong tất cả các văn bản của Luật giáo dục cho đến văn bản gần đây nhất là điều lệ của trường ĐH, vẫn quy định hiệu trưởng có quyền bảo lưu ý kiến đối với HĐQT và báo cáo cấp trên trực tiếp của mình (nghĩa là đối với tập thể HĐQT chứ không riêng gì chủ tịch HĐQT).

Cơ sở giáo dục không phải là một doanh nghiệp. Cấp trên trực tiếp của hiệu trưởng là Bộ GD-ĐT hay UBND TP, hoặc cơ quan chính quyền có trách nhiệm chứ không phải cổ đông.

Tôi đồng ý với tất cả phát biểu của đồng nghiệp ở Trường ĐH Hùng Vương khi cho rằng đang có sự nhầm lẫn giữa Luật lao động và Luật giáo dục ĐH. Khoản 6, điều 55 Luật giáo dục ĐH nêu rõ nhiệm vụ và quyền của giảng viên: giảng viên có quyền tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục ĐH, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và công tác khác.

Điều này nhất quán với quy định của điều lệ trường ĐH, là trường ĐH không vì lợi nhuận không tổ chức đại hội cổ đông mà tổ chức đại hội toàn trường.

Trong đại hội toàn trường, giảng viên, nghiên cứu viên có quyền biểu quyết ngang với thành viên góp vốn. Đó là đối nhân không đối vốn, bất kể là người đó có bao nhiêu tiền đóng góp.

Luật pháp rất nhất quán về mặt giáo dục, chứ không coi giảng viên của một trường ĐH là người lao động chỉ đi làm thuê ăn lương. Xin lưu ý thêm, trong Luật giáo dục ĐH hiện nay không sử dụng từ cổ đông nữa mà đã sử dụng từ thành viên góp vốn.

TRẦN HUỲNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Nhiều vị lãnh đạo trường đại học đã chia sẻ như thế tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 14-5.

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar