17/09/2017 14:16 GMT+7

Vô tư mua bán cá sách đỏ

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Những người làm công tác bảo tồn thủy sản đang lo lắng tương lai không xa, sông của Việt Nam sẽ biến mất nhiều loài cá quý do bị đánh bắt tràn lan.

Vô tư mua bán cá sách đỏ - Ảnh 1.

Cá tra dầu 230kg được một nhà hàng ở TP.HCM mua về xẻ thịt - Ảnh: MINH TÚ

Theo quyết định số 82 của Bộ NN&PTNT ban hành năm 2008, loài cá hô, cá tra dầu, cá vược, cá sủ, cá anh vũ... đều thuộc loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. 

Sau chín năm công bố danh sách này, việc buôn bán, xẻ thịt các loài thủy sinh quý hiếm vẫn liên tục diễn ra.

Công khai quảng bá

Đầu năm 2016, một nhà hàng ở TP.HCM mua được ba con cá thuộc diện nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ khẩn cấp, gồm: cá hô nặng 80,5kg, cá trà sóc nặng 51kg và cá tra dầu nặng 201kg. 

Đây là số cá được ngư dân Đồng Tháp và An Giang bắt ở sông Tiền, đoạn giáp sông Vàm Nao. 

Dù ba loại cá này nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng cao nhưng vẫn được buôn bán công khai. Chủ nhà hàng thậm chí còn tổ chức truyền thông, quảng cáo xẻ thịt trước ống kính của nhiều tay chụp hình.

Tương tự, một nhà hàng rao trên mạng mua được cá anh vũ trọng lượng 5-7kg từ Tây Nguyên và mổ ngay tại chỗ cấp đông mang về Hà Nội. Chủ nhà hàng này còn khẳng định khách có nhu cầu mua cá sẽ được cung cấp đầy đủ.

Tháng 8-2016, một con cá sủ vàng nặng 3,8kg, dài gần 1m bị một ngư dân tỉnh Bến Tre thả lưới trên sông Tiền bắt được. Sau khi có thông tin, nhiều thương lái đổ về ngả giá hàng trăm triệu đồng để mua cho bằng được con cá. 

Đây cũng là loại cá đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao trên toàn thế giới nhưng không có ai ngăn chặn chuyện mua bán. 

Một số cơ quan báo chí còn hào hứng đăng tin và đẩy giá trị cá lên cao khi cho rằng con cá nêu trên còn hơn cả con cá sủ vàng mà ngư dân Quảng Bình bắt trước đó bán với giá 500 triệu đồng.

Tháng 11-2016, một ngư dân ở tỉnh Vĩnh Long bắt được một con cá hô nặng hơn 125kg. Khi mắc lưới con cá còn sống nhưng không có cơ quan chức năng can thiệp kịp thời. Kết cục, con cá được một thương lái ở Tiền Giang mua với giá 314 triệu đồng.

Không kiểm soát sẽ tuyệt chủng

ThS Huỳnh Quang Thiện, chuyên gia ngư loại học - Viện Sinh thái học miền Nam, cho biết những loài cá nói trên nằm trong danh mục đỏ, do Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) công bố. 

Trong đó, cá tra dầu và cá hô đang cực kỳ nguy cấp, cần nghiêm cấm đánh bắt và bảo vệ tối đa. Cá chiên, cá vược, cá sủ, cá anh vũ... cũng cần được bảo tồn tương tự.

"Những loài cá này cần được bảo vệ khẩn cấp. Nhưng cho đến nay việc đánh bắt, buôn bán diễn ra liên tục, gần như không có cơ quan công quyền nào ngăn chặn, xử lý dù luật pháp có quy định rõ ràng" - ThS Thiện nói.

Theo ThS Thiện, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) quy định rất nghiêm ngặt về việc đánh bắt, buôn bán các loại cá đang đứng trước tình trạng tuyệt chủng. 

"CITES công bố danh sách 5.000 loài động vật thuộc nhóm nguy cấp, các loài cá trong sách đỏ Việt Nam đều có tên. Việt Nam có tham gia công ước nhưng vẫn để tình trạng buôn bán, xẻ thịt công khai. Trong khi đó, CITES có nêu rõ việc buôn bán, trao đổi cần phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cấp bởi cơ quan quản lý CITES của nước xuất và nước nhập" - ThS Thiện nhấn mạnh.

ThS Hoàng Anh Tuấn - chuyên gia ngư loại học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - cũng cho rằng việc đánh bắt các loài thủy sản quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng diễn ra khá phổ biến. 

Nguyên nhân là do người dân thiếu ý thức, các cấp chính quyền bỏ ngỏ việc tuyên truyền để người dân cùng chung tay bảo vệ.

"Với tình trạng như vậy, cá quý bị tuyệt chủng là đương nhiên. Hiện Việt Nam không còn cá tra dầu. Số cá người dân bắt được phần lớn theo dòng Mekong từ khu vực giáp ranh biên giới Lào - Campuchia trôi về nước ta. Vậy mà khi thấy người dân đánh bắt, mua bán, báo chí đăng tin ầm ầm, không thấy sự can thiệp nào từ phía chính quyền cũng như cơ quan chức năng" - ThS Tuấn nói.

Luật sư Phạm Hoài Nam

Luật sư Phạm Hoài Nam

Phạt 500 triệu đồng, tù 7 năm

Luật sư Phạm Hoài Nam, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về xử lý việc đánh bắt, mua bán cá thuộc danh mục sách đỏ.

Chiếu theo những quy định này, người đánh bắt và mua bán có thể bị xử phạt hành chính với mức cao nhất là 500 triệu đồng.

"Trường hợp giết hại những loài cá thuộc danh mục loài quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thì có thể bị xử lý hình sự theo điều 190 Bộ luật hình sự với mức cao nhất là 7 năm tù" - luật sư Nam nói.

Không chỉ người đánh bắt mà cả người mua bán cũng vi phạm luật pháp.

Theo quy định tại khoản 3, 4, điều 7 nghị định 103/2013, mức phạt đối với một trong các hành vi mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng sẽ bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 30kg trở lên.

Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ tịch thu thủy sinh quý hiếm và sản phẩm của chúng, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 1 - 3 tháng, buộc thả số thủy sinh quý hiếm còn sống trở lại môi trường sống, chuyển giao số thủy sinh quý hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường

Suối Bà Lúa - con suối chạy qua một số khu công nghiệp ở thành phố Biên Hòa rồi đổ ra sông Đồng Nai - sủi bọt trắng xóa bất thường khiến người dân không khỏi lo lắng.

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Vành đai 3 thiếu cát, Ban Giao thông phải nói chính xác nguyên nhân

Lo lắng dự án vành đai 3 TP.HCM bị chậm do thiếu cát, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được yêu cầu chủ đầu tư báo cáo thẳng, kỹ, không lòng vòng.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Vành đai 3 thiếu cát, Ban Giao thông phải nói chính xác nguyên nhân

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Dù thực hiện nhiều giải pháp nhưng khu vực chợ Thủ Đức vẫn ngập nặng mỗi khi mưa. TP Thủ Đức kiến nghị TP.HCM chấp thuận xây dựng hai dự án giảm ngập cho chợ Thủ Đức với hơn 5.000 tỉ đồng.

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh

Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư với chiều dài 125km, 4 làn xe hoàn chỉnh với tổng mức đầu tư 43.734 tỉ đồng.

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar