13/08/2012 06:38 GMT+7

Vô tư khai thác rừng

VŨ TOÀN
VŨ TOÀN

TT - Chỉ riêng 1.391 hộ dân xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) thuộc dự án thủy điện Hủa Na phải di dân tái định cư đã chặt hạ hơn 50.000m3 gỗ trong rừng đặc dụng để làm nhà mới...

Phóng to

Chiều 4-8, một người dân thuê xe chuyển gỗ ra khỏi rừng Na Lướm để chở về làm nhà - Ảnh: VŨ TOÀN

Đi được khoảng 30 phút trên đường vào bản Na Lướm thuộc xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, chúng tôi bắt đầu bị “choáng” khi nhìn thấy vô số gỗ tròn, gỗ xẻ nằm la liệt. Lội qua chín khe suối, đi vào sâu trong các ngả rừng vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, lại gặp những gốc cây nham nhở còn hăng mùi nhựa bên cạnh những phiến gỗ lớn được cưa vuông thành, sắc cạnh xếp từng đống. Có đống gỗ phủ bạt cẩn thận. Có đống được tấp bằng lá cọ đã bạc trắng. Có đống giấu dưới hầm hố bên đường. Thấp thoáng phía sau những đống gỗ là những lán nứa tan hoang.

Phá rừng làm nhà

H., người dân địa phương dẫn chúng tôi đi, cho biết: “Từ đầu tháng 8 đến nay, sau khi rừng bị tàn phá mới có tổ kiểm lâm chốt chặn nơi cửa rừng. Từ đó, lâm tặc không còn lai vãng vùng rừng này nữa vì họ biết không thể nào chặt gỗ và đưa gỗ lậu ra được. Khu rừng này bị tàn phá từ tháng 5-2012. Nhưng bây giờ thì chuyển sang việc dân khai thác rừng để làm nhà. Nặng nhất là vùng rừng thuộc bản Na Lướm, xã Thông Thụ”.

Rời khu rừng Na Lướm, chúng tôi lại lạc vào “mê hồn trận” giữa khu tái định cư Nhà máy thủy điện Hủa Na khi những ngôi nhà vừa mới dựng lên đỏ chói, vàng chóe dưới một vùng trời. Tôi rẽ vào một bìa rừng nơi đang ầm ào tiếng máy cưa, máy xẻ gỗ hỏi chuyện làm nhà của ông Lương Thịnh. Ông Thịnh nói vô tư: “Tuy được tiền đền bù nhưng chúng tôi phải vào rừng đốn gỗ về làm nhà chứ ai làm cho. Chẳng lẽ ở trong rừng mà không có cái nhà cho ra hồn để ở”.

Sẽ luân chuyển toàn bộ Hạt kiểm lâm Quế Phong

“Riêng xã Thông Thụ, khi xuất hiện Nhà máy thủy điện Hủa Na thì 1.391 hộ dân phải tái định cư tại năm khu vực. Trong đó có khu vực do huyện quy hoạch, có khu vực do dân tự do tái định cư. Do đưa dân tái định cư vào các khu rừng đặc dụng nên dân vào tới đâu rừng mất tới đó là chuyện khó tránh khỏi.

Sau vụ phá rừng tàn khốc ở Quế Phong, chúng tôi đang chỉ đạo chi cục kiểm lâm tiến hành kiểm điểm lãnh đạo Hạt kiểm lâm Quế Phong để xử lý kỷ luật. Tiếp đó, chúng tôi sẽ luân chuyển toàn bộ hạt kiểm lâm đến một địa bàn mới” - ông Hồ Ngọc Sĩ, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An.

Ông Thịnh là một trong những hộ di dời tự do trong tổng số 1.391 hộ phải di dời. Toàn bộ số hộ dân này đều vào rừng chặt gỗ bất kể rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng. Trao đổi vấn đề này, hạt trưởng Hạt kiểm lâm Quế Phong Nguyễn Trọng Lệ cho biết: “Mỗi hộ gia đình làm một ngôi nhà từ 30-60m3 gỗ thì 1.391 ngôi nhà chiếm 50.000m3 gỗ. Số gỗ này chủ yếu chặt trong các loại rừng sản xuất, đặc dụng và phòng hộ của hai xã Thông Thụ, Đồng Văn. Đến nay chưa thể xác minh từng loại rừng bị chặt bao nhiêu gỗ. Chúng tôi không thể ngăn chặn là do lực lượng mỏng”. Lực lượng mỏng nhưng vì sao hạt không báo cáo về chi cục để có biện pháp ngăn chặn kịp thời? Ông Lệ thừa nhận: “Thực trạng phá rừng nghiêm trọng như vậy nhưng hạt chỉ mới báo cáo chủ tịch huyện, chưa báo về chi cục kiểm lâm là sai”.

Chủ tịch xã cấp phép khai thác gỗ!

Chiều tối 3-8, ra khỏi rừng Na Lướm chúng tôi gặp 12 người dân đang hì hục chuyển những phiến gỗ táu lên xe tải. Biết là gỗ lậu vừa được kéo xuống từ khu rừng đặc dụng thuộc địa bàn xã Thông Thụ nhưng chúng tôi hỏi thì chủ gỗ Lương Văn Tâm (trú ở thôn Hiệp Phong, xã Thông Thụ) chìa ngay giấy “xin khai thác lâm sản”, nói: “Chúng tôi không có nhà nên xin UBND xã vô rừng chặt gỗ về làm chứ không phải tự ý phá rừng”.

Chúng tôi xem giấy “xin khai thác lâm sản” và thật không ngờ khi thấy chủ tịch UBND xã Thông Thụ ký. Trong giấy phép này không giới hạn thời gian khai thác, không quy định khai thác loại gỗ nào, ở đâu và số lượng bao nhiêu.

Vừa lúc, chủ tịch UBND huyện Quế Phong Lữ Đình Thi đi từ Na Lướm ra thấy vậy dừng xe lại. Chúng tôi đưa giấy “xin khai thác lâm sản” này cho ông Thi xem. Ông Thi nói: “Xã làm thế này sai rồi. Không có chủ tịch cấp nào cho phép khai thác kiểu phá rừng như thế này được”.

Chúng tôi hỏi: “Với trách nhiệm là chủ rừng, ông nghĩ sao khi rất nhiều trường hợp tương tự thuộc các dự án thủy điện đã xảy ra tại những khu rừng đặc dụng do huyện Quế Phong quản lý?”. Ông Thi nói: “Một mình tôi thì làm sao được. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập năm 2001, nhưng đến nay chưa có ban quản lý nên huyện rất khó khăn trong việc bảo vệ rừng”.

VŨ TOÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo Bộ Chính trị về cán bộ, công chức nghỉ việc khi sắp xếp bộ máy

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký kết luận 174 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.

Báo cáo Bộ Chính trị về cán bộ, công chức nghỉ việc khi sắp xếp bộ máy

Phường Bình Hưng Hòa: Hơn 1.100 lượt người dân đến làm thủ tục trong 3 ngày sau sáp nhập

Trong ba ngày sau sáp nhập, phường Bình Hưng Hòa (TP.HCM) tiếp 1.166 lượt người dân đến làm thủ tục hành chính.

Phường Bình Hưng Hòa: Hơn 1.100 lượt người dân đến làm thủ tục trong 3 ngày sau sáp nhập

Khen thưởng công an vụ bắt người đàn ông 5 ngày gây ra 7 vụ cướp điện thoại của phụ nữ

Đại tá Phan Văn Lý - phó giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình - vừa trao thưởng cho Công an phường Trường Thi đã có thành tích nhanh chóng triệt phá vụ người đàn ông gây ra 7 vụ cướp điện thoại của phụ nữ chỉ trong 5 ngày.

Khen thưởng công an vụ bắt người đàn ông 5 ngày gây ra 7 vụ cướp điện thoại của phụ nữ

Liên tiếp xảy ra tai nạn ở vùng ven TP.HCM khiến hai người chết

Chiều 4-7, một vụ tai nạn giữa xe tải và xe máy xảy ra tại phường Thới An (TP.HCM) khiến người phụ nữ tử vong tại chỗ. Sáng cùng ngày cũng xảy ra vụ tai nạn khiến một người tử vong ở phường Tân Thới Hiệp.

Liên tiếp xảy ra tai nạn ở vùng ven TP.HCM khiến hai người chết

Chuyện ở xã giữa rừng U Minh những ngày đầu vận hành chính quyền hai cấp

Tại xã Khánh An (rừng tràm) và xã Đất Mũi (rừng ngập mặn), không khí làm việc những ngày này rộn ràng hơn bao giờ hết. Giữa mênh mông rừng tràm, rừng đước, người dân hồ hởi khi chính quyền 2 cấp xử lý “nhanh, gọn, lẹ” hơn trước nhiều.

Chuyện ở xã giữa rừng U Minh những ngày đầu vận hành chính quyền hai cấp

Mở tuyến xe đưa đón cán bộ từ Long Xuyên đến Rạch Giá

Sau sáp nhập tỉnh, Sở Xây dựng tỉnh An Giang đã bố trí xe đưa đón cán bộ, công chức giữa Long Xuyên - Rạch Giá trên tuyến quốc lộ 80. Khi tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hoàn thành sẽ đưa vào tuyến này nhanh hơn.

Mở tuyến xe đưa đón cán bộ từ Long Xuyên đến Rạch Giá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar