12/01/2024 16:33 GMT+7

Võ cổ truyền Việt Nam và pencak silat của Indonesia trên cùng một sàn võ

DUY LINH
và 1 tác giả khác

Những chiêu thức đẹp mắt nhưng không kém phần uy lực của võ cổ truyền Việt Nam và pencak silat từ Indonesia đã được trình diễn trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo chụp ảnh cùng các vận động viên võ cổ truyền và pencak silat sau chương trình - Ảnh: HỒNG QUANG

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo chụp ảnh cùng các vận động viên võ cổ truyền và pencak silat sau chương trình - Ảnh: HỒNG QUANG

Chiều 12-1, tại Cung thể thao Quần Ngựa ở Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cùng dự khán màn biểu diễn của các vận động viên võ cổ truyền Việt Nam và pencak silat.

Dù trời Hà Nội đang vào mùa lạnh, bên trong khu vực nhà thi đấu, không khí liên tục nóng dần lên với các màn biểu diễn của hai bên. Trên khán đài, đông đảo người dân cùng các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam chăm chú theo dõi từng tiết mục. Trên tay họ vẫy quốc kỳ hai nước.

Những chiêu thức uyển chuyển nhưng mạnh mẽ, dứt khoát phản ánh đúng tinh thần của cả hai môn võ là cương - nhu phối hợp.

Tổng thống Indonesia mê pencak silat

Ít người biết Tổng thống Indonesia Joko Widodo từng theo học pencak silat. Tại Đại hội thể thao châu Á được tổ chức ở Indonesia năm 2018, ông say mê theo dõi các trận đấu pencak silat.

Năm 2016, tại Giải vô địch thế giới pencak silat, Tổng thống Joko Widodo đã được Liên đoàn Pencak silat quốc gia Indonesia trao danh hiệu cao quý nhất của môn võ này. Và cũng từ dịp này, câu chuyện luyện tập môn quốc võ của vị tổng thống Indonesia đã được hé lộ.

Khi còn học trung học, tổng thống tương lai của Indonesia đã tham gia tập luyện cùng bạn bè và đạt được nhiều tiến bộ, được ghi nhận theo thời gian. Thói quen này vẫn được ông duy trì ngay cả khi sắp tranh cử thống đốc Jakarta.

Thầy của ông là một vận động viên pencak silat của Indonesia và ông đã vượt qua được nhiều kỳ thi, trong đó có bài kiểm tra mang tên Jurit Malam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo vẫy tay chào các vận động viên cùng người dân khi đến Cung thể thao Quần Ngựa - Ảnh: HỒNG QUANG

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo vẫy tay chào các vận động viên cùng người dân khi đến Cung thể thao Quần Ngựa - Ảnh: HỒNG QUANG

Tinh thần thượng võ của hai dân tộc

Võ cổ truyền Việt Nam là một tập hợp những bài võ thuật được lưu truyền lâu đời, xuyên suốt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Qua mỗi thế hệ, người Việt Nam lại tiếp tục sáng tạo và bồi đắp cho kho tàng võ thuật thêm phong phú.

Trong khi đó, pencak silat đến từ Indonesia ngày càng chứng tỏ được sự hấp dẫn của mình khi nhiều năm liền là một trong các môn thi đấu của SEA Games. Môn võ này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Pencak silat cũng du nhập vào Việt Nam từ lâu và đem về nhiều thành tích đáng tự hào cho các vận động viên trong các giải đấu lớn. Tinh thần ham học hỏi, tiếp thu tinh hoa và điều tốt cùng lòng tự hào dân tộc khi thi đấu đã giúp Việt Nam có tên trong tốp đầu các nước mạnh về pencak silat.

Sự xuất hiện của võ cổ truyền Việt Nam và pencak silat cho thấy tinh thần thượng võ của hai dân tộc, "vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững".

Việc chọn pencak silat và võ cổ truyền Việt Nam là môn võ được trình diễn cho thấy sự coi trọng của Việt Nam với văn hóa Indonesia và tôn trọng niềm tự hào dân tộc nước bạn.

Đồng thời, điều đó cũng cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo Việt Nam đối với võ thuật dân tộc, với việc quảng bá môn võ này xa hơn, rộng hơn đến bạn bè quốc tế.

Đông đảo người dân đến theo dõi chương trình giao lưu giữa hai môn võ của Việt Nam và Indonesia - Ảnh: HỒNG QUANG

Đông đảo người dân đến theo dõi chương trình giao lưu giữa hai môn võ của Việt Nam và Indonesia - Ảnh: HỒNG QUANG

Vận động viên võ cổ truyền Việt Nam biểu diễn trước sự chứng kiến của hai nguyên thủ Việt Nam và Indonesia - Ảnh: HỒNG QUANG

Vận động viên võ cổ truyền Việt Nam biểu diễn trước sự chứng kiến của hai nguyên thủ Việt Nam và Indonesia - Ảnh: HỒNG QUANG

Võ cổ truyền Việt Nam là kết tinh của hàng ngàn năm lịch sử võ thuật Việt Nam - Ảnh: HỒNG QUANG

Võ cổ truyền Việt Nam là kết tinh của hàng ngàn năm lịch sử võ thuật Việt Nam - Ảnh: HỒNG QUANG

Các hệ phái võ cổ truyền Việt Nam đã chứng kiến nhiều giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc - Ảnh: HỒNG QUANG

Các hệ phái võ cổ truyền Việt Nam đã chứng kiến nhiều giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc - Ảnh: HỒNG QUANG

Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ là rèn luyện kỹ năng, khả năng tự vệ, nâng cao thể lực con người mà còn khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ và nhân văn của con người Việt Nam - Ảnh: HỒNG QUANG

Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ là rèn luyện kỹ năng, khả năng tự vệ, nâng cao thể lực con người mà còn khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ và nhân văn của con người Việt Nam - Ảnh: HỒNG QUANG

Tính đến năm 2022, võ cổ truyền Việt Nam phát triển ở hơn 50 quốc gia, quảng bá tại hơn 70 nước trên thế giới - Ảnh: HỒNG QUANG

Tính đến năm 2022, võ cổ truyền Việt Nam phát triển ở hơn 50 quốc gia, quảng bá tại hơn 70 nước trên thế giới - Ảnh: HỒNG QUANG

Pencak silat là môn võ truyền thống lâu đời của Indonesia - Ảnh: HỒNG QUANG

Pencak silat là môn võ truyền thống lâu đời của Indonesia - Ảnh: HỒNG QUANG

Pencak silat là sự kết hợp của các kỹ thuật cả chiến đấu lẫn tự vệ, được đưa vào SEA Games khá sớm và có mặt ở Việt Nam hàng chục năm qua - Ảnh: HỒNG QUANG

Pencak silat là sự kết hợp của các kỹ thuật cả chiến đấu lẫn tự vệ, được đưa vào SEA Games khá sớm và có mặt ở Việt Nam hàng chục năm qua - Ảnh: HỒNG QUANG

Mặc dù Indonesia là khởi nguồn của pencak silat, các vận động viên Việt Nam đã theo đuổi môn võ này và đạt được nhiều thành tích cao trong các giải đấu, đại hội thể thao khu vực lẫn thế giới - Ảnh: HỒNG QUANG

Mặc dù Indonesia là khởi nguồn của pencak silat, các vận động viên Việt Nam đã theo đuổi môn võ này và đạt được nhiều thành tích cao trong các giải đấu, đại hội thể thao khu vực lẫn thế giới - Ảnh: HỒNG QUANG

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang trong chuyến thăm cấp nhà nước dài 3 ngày tới Việt Nam. Ông cũng là nguyên thủ quốc gia nước ngoài đầu tiên đến Việt Nam trong năm 2024.

Sáng 12-1, lễ đón cấp nhà nước nhà lãnh đạo Indonesia đã diễn ra trọng thể tại Phủ Chủ tịch dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Hai nguyên thủ sau đó hội đàm, chứng kiến lễ trao đổi một số văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Chiều 12-1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia lên tầm cao mới

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhất trí trên cơ sở các thành tựu hợp tác to lớn gần 70 năm qua, cần sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trong sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia - nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar