24/01/2021 13:05 GMT+7

Vợ chồng nghèo chưa từng hối tiếc chuyện đi giúp người

CHÍ HẠNH
CHÍ HẠNH

TTO - Câu chuyện về ông Nguyễn Văn Bé (60 tuổi, ngụ xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) còn ấm áp hơn khi ông từng là "người khờ" rồi quay lại giúp "người khờ" tại khoa tâm thần Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang đã 15 năm nay.

Vợ chồng nghèo chưa từng hối tiếc chuyện đi giúp người - Ảnh 1.

Góc để cơm miễn phí của vợ chồng ông Bé - bà Khánh - Ảnh: C.H.

Những ngày nằm trị bệnh ở khoa tâm thần tôi thấy người ta bao phận đời nghèo khó. Vùng này toàn nhà quê "Hai Lúa", quanh năm lao động ruộng đồng cực nhọc. Khi gặp khó, bà con cứ chau mày rồi kéo theo tiếng thở dài. Ánh mắt họ đầy lo âu, vò trong túi ra mớ tiền lẻ rồi ngồi đếm, kèm theo đó là những giọt nước mắt đầy bất lực. Có đồng cảm mình mới có động lực giúp bà con

Ông NGUYỄN VĂN Bé tâm sự

"Mỗi ngày hai bữa trưa và chiều, cơm của vợ chồng tui chỉ vài món đạm bạc, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Vợ chồng mà để dành được nhiều tiền thì bà con có bữa ăn ngon" - bà Trần Kim Khánh (55 tuổi) khiêm tốn tiết lộ về bếp ăn của hai vợ chồng.

15 năm chưa mệt mỏi...

Qua câu chuyện được biết khi bà Khánh bắt đầu làm việc thiện, cuộc sống hai vợ chồng vô cùng cơ cực. Từ việc đi dọn nhà, cắt cỏ, lao động chân tay nặng nhọc bà Khánh làm tất. Cũng thời gian ấy, ông Bé mang căn bệnh rối loạn hoạt động não, một chứng của bệnh tâm thần. Ông phải vào bệnh viện điều trị suốt 6 năm liền và đã khiến gia đình tiêu tốn biết bao tiền của.

"Ổng hết bệnh, tinh thần lạc quan. Lúc đó tui thấy cuộc sống con người ta thanh thản, không lo âu mọi thứ thì không có gì bằng. Chỉ có suy nghĩ vậy, vợ chồng tui mới thủ thỉ cùng nhau hằng ngày tìm cách giúp người nghèo", bà Khánh kể và tâm sự 15 năm qua vợ chồng bà chưa hề một lần hối tiếc khi bỏ nhà, bỏ việc để đi làm việc nghĩa.

Hơn 15 năm qua, đều đặn mỗi sáng bà Khánh dậy sớm, tự tay nấu hàng trăm suất cơm. Ông Bé chất từng phần cơm vào hai cái thùng rồi dùng xe đạp chuyển đến tận phòng bệnh nhân. "Ai cần, ai không chê đạm bạc thì cứ đến lấy. Hết thùng này tui chạy đi lấy thêm thùng khác, tui với bả thay phiên đứng phát cơm đến khi nào hết mới thôi", ông Bé nói.

Vợ chồng nghèo chưa từng hối tiếc chuyện đi giúp người - Ảnh 3.

Vợ chồng ông Bé - bà Khánh - Ảnh: C.H.

Bỏ tiền túi cải thiện bữa ăn

Bếp ăn từ thiện của bà Khánh cũng có một số nhà hảo tâm chung sức nhưng ngân quỹ rất hạn hẹp. Vợ chồng ông bà có với nhau duy nhất cô con gái, hiện đã có chồng và sinh sống riêng. Thấy cha mẹ tảo tần vì việc nghĩa, chị không dám can ngăn mà mỗi tháng gửi về ít tiền. Có chút đỉnh, vợ chồng ông bà không dám chi tiêu, thay vào đó họ vào chùa làm công quả rồi ăn cơm chay miễn phí. 

Số tiền dành dụm được, chủ nhật hằng tuần bà Khánh mang ra chợ mua chút đồ ăn ngon, đem về cải thiện bữa ăn cho bệnh nhân nghèo. "May là con gái cũng có tấm lòng, bán buôn ngoài chợ cực lắm nhưng lâu lâu ủng hộ mắm muối cho mẹ làm việc thiện" - bà Khánh tự hào nói.

Ông bà còn đảm nhận thêm việc nấu cháo trắng lúc khuya, những suất cháo ăn kèm muối tiêu giúp những ai cần lót dạ giữa đêm hôm khuya khoắt, khi hàng quán đóng cửa. Bà Khánh được nhiều người đặt biệt danh "tổ trưởng tổ muối tiêu" cũng vì chuyện này.

Nhờ tấm lòng thơm thảo của vợ chồng bà Khánh, gần 2 năm trở lại đây bệnh nhân nghèo đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang đã đỡ đi một phần cơ cực. Với vợ chồng ông Bé - bà Khánh, bây giờ chỉ trăn trở làm sao bữa ăn của người nghèo ngày được cải thiện, nhiều chất hơn để giúp họ có sức chống chọi với bệnh tình.

Đổi rác tái chế lấy thực phẩm, giúp người khó khăn

TTO - Những ngày thứ bảy, tại UBND phường 4, quận 5, TP.HCM diễn ra hoạt động "Đổi rác tái chế lấy thực phẩm" được Đoàn phường cùng các đoàn thể khác phối hợp thực hiện.

CHÍ HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar