13/01/2006 10:31 GMT+7

VN: Động, thực vật tăng mức nguy cấp!

Theo Hà Nội mới
Theo Hà Nội mới

Từ năm 2001 đến 2003, Đề án tu chỉnh và soạn thảo Sách Đỏ VN 2004 do Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, nay là Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam chủ trì đã ra đời, có sự tham gia của đông đảo cán bộ khoa học các ngành trong cả nước.

Phóng to

Hươu sao đã tuyệt chủng trong thiên nhiên. Ảnh: Ashui.com

Sách Đỏ Việt Nam gồm các phần: Động vật, Thực vật. Lần đầu tiên được soạn thảo và công bố trong các năm 1992 và 1996, Sách Đỏ Việt Nam nhanh chóng đi vào cuộc sống, được sử dụng rộng rãi ở các ngành, địa phương, làm căn cứ xem xét, đánh giá, xử lý các trường hợp vi phạm luật lệ, quy định của Nhà nước về cấm săn bắt, khai thác, vận chuyển, buôn bán các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ bị đe dọa, cũng như đề xuất các biện pháp bảo vệ cần thiết cho từng đối tượng.

Sách Đỏ cần điều tra, thám sát, hệ thống. Cũng cần nhắc thêm rằng, trong khu vực châu Á, ngay thời gian gần đây mới có một số nước soạn thảo xong và công bố đầy đủ Sách Đỏ hoàn chỉnh của nước mình. Hầu hết các quốc gia mới chỉ soạn thảo và công bố được một phần Sách Đỏ, Danh lục Đỏ hoặc Danh sách các loài bị đe dọa mà thôi. Kể từ thời gian công bố Sách Đỏ Việt Nam 1992 -1996, thực trạng thiên nhiên nước ta nói chung, đa dạng sinh học nói riêng đã có sự thay đổi và cần được cập nhật những thông tin mới. Do đó, việc tu chỉnh và soạn thảo Sách Đỏ Việt Nam 2004 là rất cần thiết.

Sau hai năm thực hiện, với sự cộng tác của trên 70 nhà khoa học, Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam đã hoàn thành việc soạn thảo cả 2 tài liệu cơ bản: Danh lục Đỏ Việt Nam 2004 và Sách Đỏ Việt Nam 2004, được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá xuất sắc. Kết quả thực hiện Đề án tu chỉnh và soạn thảo Sách Đỏ Việt Nam 2004 (chưa ra mắt) cho thấy tình hình mới về đa dạng sinh học ở nước ta sau 10 năm.

Tổng số loài động vật, thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị đe dọa ở các mức khác nhau đã lên tới 857 loài, trong đó có 407 loài động vật và 450 loài thực vật. So với số liệu công bố trong Sách Đỏ Việt Nam 1992 -1996 là 709 loài bị đe dọa (359 loài động vật và 350 loài thực vật), có thể thấy rằng số loài hiện thời bị đe dọa tăng lên đáng kể. Điều đáng quan tâm hơn là mức độ bị đe dọa ở từng thành phần động, thực vật trong thiên nhiên cũng có sự thay đổi rất đáng báo động.

Trong thành phần động vật, ở Sách Đỏ Việt Nam 1992, mức độ bị đe dọa cao nhất của các loài chỉ ở thứ hạng Nguy cấp thì năm 2004 đã có tới 6 loài bị coi là tuyệt chủng trên lãnh thổ. Về thú rừng có 3 loài: Tê giác hai sừng, heo vòi, cầy rái cá có thể coi là tuyệt chủng hoàn toàn. Hươu sao chỉ còn tồn tại ở trạng thái nuôi dưỡng và đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Trong số các loài động vật sống dưới nước, loài cá chép gốc và cá sấu hoa cà cũng được coi là tuyệt chủng hoàn toàn trong thiên nhiên.

Hiện có 149 loài được coi là Nguy cấp, tăng hơn rất nhiều so với 71 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 1992. Có 46 loài được coi là Rất nguy cấp, nhiều nhất là ở các nhóm: Thú rừng (12 loài), Chim (11), Bò sát lưỡng cư (9), Côn trùng (4)... Đáng chú ý là một số loài côn trùng có hình dáng, màu sắc đẹp bị săn bắt quá nhiều và đang là đối tượng Rất nguy cấp như: Cặp kìm sừng kiếm, cặp kìm lớn, bọ hung 3 sừng, cánh cam bốn chấm...

Trong thành phần thực vật, hiện chưa thấy có các loài bị coi là đã tuyệt chủng, song trong Sách Đỏ Việt Nam 1996, một số loài trước đây được xếp trong diện Sẽ nguy cấp nay phải chuyển sang diện Nguy cấp và Rất nguy cấp. Sách Đỏ Việt Nam 1996 mới chỉ có 24 loài thuộc diện Nguy cấp thì nay đã lên tới 192 loài, trong đó có 45 loài được coi là Rất nguy cấp.

Phần lớn số loài này thuộc ngành Mộc lan (hạt kín) và ngành Thông (hạt trần). Trong số các loài thực vật Rất nguy cấp hiện nay, có các cây gỗ quý như: Hoàng đàn rủ, hoàng đàn, bách vàng, bách tán Đài Loan, một số cây thuốc quý như: Ba gạc hoa đỏ, sâm vũ diệp, tam thất hoang, các loài thực vật đặc hữu của Việt Nam như: Giác đế Tam Đảo, sao lá cong. Cây cảnh quý hiếm như: Lan hài đỏ, lan hài điểm ngọc, lan hài Tam Đảo, lan hài Hê-len cũng được xếp vào dạng Rất nguy cấp.

Trong Sách Đỏ Việt Nam 2004, số loài được đánh giá ở mức Sẽ nguy cấp cũng tăng rất nhiều. ở thực vật, động vật, số loài được xếp vào diện trên lần lượt là 209 và 173 loài. Số tăng nhiều hơn cả là nhóm: Chim, Cá nước ngọt, Thú, Côn trùng, Động vật biển. Riêng thực vật, ngành Mộc lan trước đây chỉ có 48 loài được coi là Sẽ nguy cấp thì nay tăng lên tới 180 loài.

Một điều đáng lưu ý là, có những loài động vật hoang dã được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trên lãnh thổ nước ta như: Tê giác hai sừng, heo vòi, cầy rái cá; hoặc có thể đã tuyệt chủng như bò sát hiện vẫn tồn tại ở một số quốc gia lân cận. Từ kết quả nêu trên có thể thấy mức độ đa dạng sinh học ở nước ta đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Việc hoàn thành soạn thảo Sách Đỏ Việt Nam 2004 ngoài ý nghĩa góp phần đánh giá tình hình đa dạng sinh học hiện thời, dự đoán được xu thế phát triển trong thời gian tới còn làm cơ sở để soạn thảo Luật Bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam đang được tiến hành. Đồng thời, nó cũng đặt ra những nhiệm vụ cấp bách về bảo tồn tài nguyên sinh vật thiên nhiên nước ta, không chỉ chú trọng các sinh vật có giá trị về kinh tế mà cả giá trị khoa học, văn hóa. Sách Đỏ Việt Nam sẽ ra mắt trong thời gian tới. Rồi đến lúc đó, tình hình sẽ lại còn nguy cấp hơn?

Theo Hà Nội mới

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

21 thành viên Chính phủ có ý kiến về dự án chống ngập 10.000 tỉ tại TP.HCM

21 thành viên Chính phủ đã có ý kiến dự thảo nghị quyết tháo gỡ khó khăn dự án 10.000 tỉ và dự án kết nối đường Phạm Văn Đồng - quốc lộ 1.

21 thành viên Chính phủ có ý kiến về dự án chống ngập 10.000 tỉ tại TP.HCM

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Xe rác tông đuôi xe tải trên tỉnh lộ 8, một người chết

Xe rác chạy trên tỉnh lộ 8 (xã Tân An Hội, TP.HCM) bất ngờ tông đuôi xe tải khiến phụ xe rác thiệt mạng tại chỗ.

Xe rác tông đuôi xe tải trên tỉnh lộ 8, một người chết

Bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng', công an lập hồ sơ xử lý

Công an phường Từ Liêm (Hà Nội) đang lập hồ sơ xử lý người phụ nữ bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè bến xe Mỹ Đình vì cho rằng 'đứng vào chỗ bán hàng'.

Bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng', công an lập hồ sơ xử lý

Xem clip đánh dã man 2 học sinh ở tiệm Internet mà nhói lòng, đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông

Từ báo cáo của UBND phường Tân Thới Hiệp (TP.HCM), nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Tiệm này hoạt động có sai giờ giấc quy định?

Xem clip đánh dã man 2 học sinh ở tiệm Internet mà nhói lòng, đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar