26/02/2016 06:20 GMT+7

​Virút Zika có thể gây mất mô não bào thai

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Kết quả nghiên cứu trường hợp trẻ do mẹ nhiễm virút Zika sinh ra đã tử vong cho thấy loại virút này có thể gây tổn hại tới mô thai nhi nhiều hơn người ta tưởng.

Brazil đã xác định được 580 ca bị bệnh đầu nhỏ và đang điều tra hơn 4.100 ca nghi ngờ khác - Ảnh: Identitejuive

Theo Reuters, nghiên cứu trường hợp (case study) được tiến hành với một trẻ sơ sinh chết non. Qua đó nhận thấy phần não của trẻ không có, một tình trạng y học gọi là chứng sọ nước (hydranencephaly).

Thay vì các mô như bình thường, các khoang sọ chứa đầy dịch. Các ổ chứa dịch bất thường còn có ở nhiều phần khác trên cơ thể em bé này.

Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa PLOS Neglected Tropical Diseases. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy virút Zika có liên quan tới tổn thương mô ở bào thai ngoài hệ thần kinh trung ương.

Cho tới nay các dị tật bẩm sinh liên quan tới dịch lây lan virút Zika gần như chỉ xảy ra tại Brazil và gắn với chứng bệnh đầu nhỏ ở trẻ.

Brazil đã xác định được 580 ca bị bệnh đầu nhỏ và đang điều tra hơn 4.100 ca nghi ngờ khác.

Mặc dù tới nay vẫn chưa đủ dữ kiện chứng minh virút Zika là nguyên nhân gây bệnh đầu nhỏ, nhưng giới khoa học cho biết các chứng cứ đang ngày càng dày hơn.

Nghiên cứu do chuyên gia bệnh nhiệt đới Albert Ko của Đại học Yale và tiến sỹ Antônio Raimundo de Almeida của Bệnh viện đa khoa Roberto Santos ở Salvador, Brazil thực hiện.

Ông Ko cho biết các phát hiện của nghiên cứu trường hợp rất khó để khái quát vấn đề vì chúng chỉ tiến hành xem xét trên một trường hợp, nhưng chúng cho thấy những sự bất thường. Bên cạnh tình trạng đầu nhỏ, ông Ko lưu ý là bào thai không còn chút mô não nào cả. “Tất cả chỉ là dịch lỏng”, ông nói.

Trong diễn biến liên quan, ngày hôm qua, 25-2, Bộ y tế Nhật Bản xác nhận ca nhiễm virút Zika đầu tiên tại nước này.

Virút Zika được tìm thấy trong một nam thiếu niên tại thành phố Kawwasaki, tỉnh Kanagawa, gần Tokyo. Người này đã tới Brazil du lịch cùng gia đình từ 9-2 đến 20-2 và trở về nhà hôm 22-2 và bắt đầu có triệu chứng sốt.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar