23/11/2024 12:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vi rút H5N1 liên tục đột biến, nguy cơ lây lan nhanh ở người

Sau khi phát hiện một ca nhiễm vi rút cúm gia cầm H5N1 đột biến ở thành phố Vancouver, Canada, các nhà khoa học lo ngại vi rút cúm này có thể lây lan nhanh hơn ở người.

Vi rút H5N1 liên tục đột biến, nguy cơ lây lan nhanh ở người - Ảnh 1.

Vi rút cúm H5N1 hình que được chụp lại dưới kính hiển vi - Ảnh: AFP

Theo Đài CNN, qua xét nghiệm, các nhà khoa học phát hiện một số đột biến có thể giúp vi rút dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp của con người hơn. 

“Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy loại đột biến này ở vi rút H5N1”, tiến sĩ Jesse Bloom, nhà vi rút học tại trung tâm chuyên nghiên cứu bệnh ung thư Fred Hutchinson, cho biết.

Các phân tích của giới khoa học cho thấy chủng vi rút này có ba đột biến quan trọng. Cụ thể, hai đột biến giúp vi rút dễ xâm nhập tế bào người và một đột biến giúp vi rút nhân lên hiệu quả hơn trong cơ thể người. Ban đầu bệnh nhân chỉ bị viêm mắt nhưng sau đó tiến triển thành viêm phổi nặng, cho thấy vi rút có thể đã thích nghi dần với đường hô hấp của con người.

Sau khi phát hiện, các bác sĩ đã lập tức theo dõi hàng chục người tiếp xúc gần với bệnh nhi như gia đình, bạn bè và nhân viên chăm sóc y tế cho bé. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy vi rút đột biến này đã lây lan từ bệnh nhi nói trên sang những người xung quanh.

Mặt khác, các nhà khoa học nhận định những biến đổi về gene nêu trên chính là lời nhắc nhở về khả năng có thể bùng phát dịch bệnh do vi rút này lan rộng.

Các nhà khoa học Canada cũng khẳng định vi rút cúm gia cầm H5N1 trong cơ thể của thiếu niên này không phải là chủng vi rút lây lan từ bò sữa ở Mỹ. Thay vào đó, họ xác định loại vi rút H5N1 đột biến này xuất phát từ các loài chim hoang dã như ngỗng ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương.

Cho đến nay, tại Mỹ đã ghi nhận 53 trường hợp người nhiễm vi rút H5N1 do tiếp xúc gần với gia súc, cụ thể là bò sữa.

Mặc dù cả hai chủng vi rút ở Mỹ và Canada đều là H5N1 nhưng chúng có một số sự khác biệt, giống với trường hợp của chủng Delta và Omicron ở vi rút SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19.

Các chuyên gia y tế vẫn đang tiếp tục điều tra nguồn lây bệnh cho bệnh nhi bởi bệnh nhi này không hề tiếp xúc với các loài chim hoang dã trong tự nhiên.

Dù vậy, tiến sĩ Jesse Bloom, nhà vi rút học tại trung tâm chuyên nghiên cứu bệnh ung thư Fred Hutchinson, vẫn đưa ra cảnh báo có nhiều chủng vi rút cúm H5N1 và chúng có tỉ lệ đột biến cao. 

Vì vậy, nếu loại vi rút này đang nằm trong điều kiện phù hợp để tiến hóa dẫn đến những đột biến này thì có khả năng chúng sẽ lại có thể xuất hiện những đột biến khác.

Mỹ phát hiện người thứ hai mắc cúm gia cầm H5N1, nghi lây từ bò

Thêm một nông dân trại bò ở Mỹ được phát hiện mắc cúm gia cầm H5N1, làm dấy lên lo ngại vi rút này lây từ bò sang người.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar