08/10/2016 11:40 GMT+7

Vĩnh biệt tác giả của
 Biết ơn chị Võ Thị Sáu

QUỲNH NGUYỄN
QUỲNH NGUYỄN

TTO - Ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ khi hay tin nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn mất: “Nhận tin ông ra đi, trong lòng dấy lên một nỗi buồn thương tiếc vô cùng. Tôi yêu thích bài hát Quê em từ thuở nhỏ".

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Khi hay tin nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn mất lúc 0g50 ngày 7-10 do tuổi cao sức yếu, nhạc sĩ Phó Đức Phương bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc bởi ông cho rằng đó là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thành công trên cả hai lĩnh vực âm nhạc và hội họa. Và sự ra đi của ông là một mất mát rất lớn trong lòng người yêu âm nhạc nói riêng và giới văn học nghệ thuật nói chung.

Đại tá, NSƯT, nhạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Đức Toàn sinh ngày 10-3-1929 tại Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp, ông được biết đến qua bài hát nổi tiếng Quê em.

Năm 2000, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật cho các tác phẩm: Quê em, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Đào công sự, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng.

Ngoài âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn còn vẽ nhiều tác phẩm sơn mài với những gam màu trầm ấm, thấm đẫm chất thơ.

Dẫu viết nhạc, vẽ tranh, làm thơ đều rất tài và rất tình, nhưng ông chỉ tự nhận mình là “một hạt muối bé nhỏ và là một hạt muối không đến nỗi vô vị giữa đại dương đời mênh mông”.

Khi hay tin nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn qua đời, rất nhiều văn nghệ sĩ đã bày tỏ sự tiếc thương. NSƯT, ca sĩ Thanh Thúy - người thể hiện rất thành công ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu cũng như vai diễn chị Sáu trong bộ phim Võ Thị Sáu - bày tỏ cùng Tuổi Trẻ:

“Tôi rất buồn và ngồi thẫn thờ mất một lúc lâu khi đọc được chia sẻ về sự ra đi của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn trên trang cá nhân của nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh. Bao nhiêu tình cảm về ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu bỗng chốc ùa về.

Tôi nhớ về lần đầu làm quen với ca khúc năm 12 tuổi, cảm giác rất thích khi nghe giai điệu dạt dào và ca từ rất hay. Trong nhận thức của cô bé ngày ấy, bài hát thật thiêng liêng".

Cô ca sĩ vẫn được mọi người nhắc đến với ca khúc này kể từ cuộc thi Tiếng hát truyền hình năm 1994 nói thêm:

"Tôi quá may mắn khi “gặp” được ca khúc. Nhiều năm sau, tôi còn may mắn hơn khi được gặp gỡ nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn trong một chương trình giao lưu tại Vũng Tàu.

Ông kể một vài câu chuyện ngày kháng chiến và điều đó đã cho tôi thêm thật nhiều cảm xúc khi hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu nhiều năm sau nữa”.

Gửi email cho Tuổi Trẻ, ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ:

“Nhận tin ông ra đi, trong lòng dấy lên một nỗi buồn thương tiếc vô cùng. Tôi yêu thích bài hát Quê em từ thuở nhỏ. Mỗi khi mẹ dắt tay tôi về quê thăm ngoại, khi ngang qua những cánh đồng lúa chín thơm, mẹ hay hát Quê em miền trung du/ Đồng xuôi lúa xanh rờn/ Giặc tràn lên thôn xóm/ Dâu bờ xanh thắm/ Nong tằm chín lứa tơ/ Không tay người chăm bón...

Khi ấy tôi có ấn tượng về những lời ca dễ nhớ, dễ thuộc mà hát lên cứ êm đềm, mênh mang. Sau này tôi lại được nghe bài hát Chiều trên bến cảng qua giọng hát anh Ngọc Tân với giai điệu nhẹ nhàng truyền cảm, với ca từ mượt mà xao xuyến.

Nguyễn Đức Toàn thuộc về thế hệ nhạc sĩ mà với tôi đầy sự ngưỡng mộ, không chỉ bởi tài năng mà còn về nhân cách. Âm nhạc của ông có những chất liệu rất riêng biệt. Đó là sự kết hợp giữa chất thơ, sang trọng tinh tế của nhạc tiền chiến và sự mộc mạc, giản đơn ngọt ngào của những làn điệu dân ca”.

Tang lễ nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn được cử hành vào lúc 9g30 sáng 12-10 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, hỏa táng cùng ngày.

QUỲNH NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Dự án Viet Nam Love do đạo diễn Trần Thành Trung khởi xướng với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến cộng đồng, như lời tri ân của thế hệ trẻ hôm nay.

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường

Có một nhà xuất bản trong 75 năm qua đã xuất bản nhiều tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, những vị tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Đồng Sĩ Nguyên…

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar