19/04/2019 11:55 GMT+7

'Vinamilk không phải là bị bông, không phải ai muốn nói gì thì nói'

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO -"Ai động đến thương hiệu Vinamilk, bôi nhọ thương hiệu Việt là không thể chấp nhận được" - bà Mai Kiều Liên, tổng giám đốc Vinamilk, nói như vậy khi đề cập đến việc "lùm xùm" liên quan chương trình sữa học đường Hà Nội.


Vinamilk không phải là bị bông, không phải ai muốn nói gì thì nói - Ảnh 1.

Cổ đông bỏ phiếu biểu quyết tại đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Ảnh:T.V.N.

Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức sáng 19-4 đã nóng ngay sau khi hàng loạt thủ tục báo cáo kết quả kinh doanh cùng những nội dung trình đại hội thông qua cho kế hoạch năm 2019 đã hoàn tất. 

Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ Online, bà Mai Kiều Liên xác nhận sẽ khởi kiện dân sự đối với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam trong các "lùm xùm" liên quan đến chương trình sữa học đường của Hà Nội thời gian gần đây. 

Lãnh đạo Vinamilk cũng cho rằng kiện ra tòa là cách làm văn minh trong xu thế phát triển bền vững hiện nay mà doanh nghiệp nên làm để làm trong sạch môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhằm "xử lý thích đáng hành vi truyền thông sai sự thật, gây phương hại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, cũng như làm hoang mang trong dư luận xã hội", bà Liên bày tỏ quan điểm. 

"Quan điểm của Vinamilk là phản ánh đúng người, đúng sự việc. Trên cơ sở đó, Vinamilk sẽ có các biện pháp phù hợp để phản ánh đến từng cơ quan thích hợp xử lý vụ việc. Hiện những gì có dấu hiệu dân sự thì chúng tôi đưa ra tòa. Còn cái gì có biểu hiện vi phạm pháp luật hình sự thì chúng tôi đưa qua cơ quan chức năng đề nghị xử lý", bà Liên nhấn mạnh trước các cổ đông.

Theo bà Liên, Vinamilk là thương hiệu quốc gia nhiều năm liền. 

"Thương hiệu của chúng tôi không phải là cái bị bông để ai muốn nói gì thì nói. Chúng tôi cạnh tranh là công bằng. Nếu ai cạnh tranh không công bằng thì người đó sẽ lãnh hậu quả. Chúng tôi không khơi dậy cuộc chiến, nhưng ai động đến thương hiệu Vinamilk, bôi nhọ thương hiệu Việt là không thể chấp nhận được", bà Liên nhấn mạnh.

Trước đó, hội đồng quản trị Vinamilk trình cổ đông một loạt chỉ tiêu cho năm tài chính 2019.

Theo đó, trình cổ đông thông qua phần cổ tức còn lại của năm 2018 là 1.500 đồng/cổ phần trong tổng mức cổ tức của năm tài chính 2018 là 4.500 đồng/cổ phần (đã tạm ứng hai đợt tổng cộng 3.000 đồng/cổ phần - PV) - sẽ được thanh toán vào thời điểm 26-6-2019.

Trình cổ đông kế hoạch doanh thu năm 2019 ở mức 56.300 tỉ đồng, tăng 7% so với năm trước, tương ứng 3.671 tỉ đồng.

Lợi nhuận sau thuế ở mức 10.480 tỉ đồng, tăng 253 tỉ đồng so với năm 2018, cùng với việc cam kết của lãnh đạo Vinamilk "đảm bảo tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu không thấp hơn 20%", cổ tức tối thiểu  50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất.

Trong đó, tạm ứng đợt 1-2019 là 2.000 đồng/cổ phần sẽ được thanh toán trong tháng 9-2019. Tạm ứng đợt 2-2019 là 1.000 đồng/cổ phần, thời gian thanh toán trong tháng 2-2020 .

Riêng cổ tức còn lại của năm 2019 sẽ do Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 quyết định.

Hội đồng quản trị Vinamilk cũng muốn cổ đông  biểu quyết bổ sung hoạt động "mua bán đường (không hoạt động tại trụ sở)" vào ngành nghề "bán buôn thực phẩm", do "Vinamilk có công ty con sản xuất đường", bà Lê Thị Băng Tâm - chủ tịch hội đồng quản trị Vinamilk - thông tin.

Báo cáo công bố gởi cổ đông, Vinamilk cập nhật cổ đông lớn nhất hiện nay của Vinamilk vẫn là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) với 36% vốn điều lệ.

F&N Dairy Investments Pte Ltd và F&NBev Manufacturing Pte, Ltd lần lượt sở hữu 17,31% và 2,7%. Đáng lưu ý, F&NBev Manufacturing Pte, Ltd chính là công ty con 100% thuộc quyền sở hữu của F&N Dairy Investments Pte, Ltd.

Còn cổ đông Platinum Victory Pte, Ltd - dù tham gia cuộc đua nâng tỉ lệ sở hữu tại Vinamilk khá muộn - hiện đang nắm 10,62% vốn điều lệ.

Các cổ đông ngoại đang nắm tỉ lệ cổ phần lớn tại Vinamilk đều có chân trong đại diện trong hội đồng quản trị nhưng không tham gia điều hành.

Tất cả các tờ trình của hội đồng quản trị đều được cổ đông thông qua trong buổi sáng.

TRẦN VŨ NGHI
Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Lê Thành Công, nhân vật kín tiếng cùng hoa hậu Thùy Tiên tham gia nhiều công ty, là ai?

Lê Thành Công là cổ đông sáng lập, nắm giữ số vốn góp lớn thứ hai tại Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt. Nhân vật này cũng từng hợp tác với hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trong một doanh nghiệp khác bán nước hoa có trụ sở tại Hà Nội.

Lê Thành Công, nhân vật kín tiếng cùng hoa hậu Thùy Tiên tham gia nhiều công ty, là ai?

Trung tâm thương mại hai lần lỡ hẹn khai trương vì khách thuê mặt bằng quá ít

Bỏ hàng chục tỉ đồng nâng cấp trung tâm thương mại Mỹ Tho những tưởng sẽ thu hút được tiểu thương vào buôn bán, nhưng đến nay trung tâm thương mại này vẫn chưa thể khai trương vì tỉ lệ đăng ký quầy sạp còn quá thấp.

Trung tâm thương mại hai lần lỡ hẹn khai trương vì khách thuê mặt bằng quá ít

Đề xuất Ngân hàng Nhà nước quyết cho vay đặc biệt không có tài sản đảm bảo, lãi suất 0%

Sáng 20-5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Đề xuất Ngân hàng Nhà nước quyết cho vay đặc biệt không có tài sản đảm bảo, lãi suất 0%

Toàn cảnh khu vực cầu Tứ Liên sẽ đi qua sau khi xây dựng xong

Vị trí điểm đầu của cầu Tứ Liên đặt tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh. Tổng chiều dài tuyến khoảng 3km.

Toàn cảnh khu vực cầu Tứ Liên sẽ đi qua sau khi xây dựng xong

Bộ Công Thương thông tin về ngày đầu tiên đàm phán thuế quan với Mỹ

Thông tin từ Bộ Công Thương, từ ngày 19 đến 22-5 tại Mỹ, đoàn đàm phán của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã bắt đầu các phiên đàm phán với phía Mỹ.

Bộ Công Thương thông tin về ngày đầu tiên đàm phán thuế quan với Mỹ

Nguồn cung cát xây dựng ở Quảng Nam khan hiếm, doanh nghiệp lao đao

Ở Quảng Nam, nguồn cung cát xây dựng đang rất khan hiếm do nhiều mỏ cát trên các con sông lớn hết hạn, dừng hoạt động hoặc sắp hết hạn khai thác theo giấy phép.

Nguồn cung cát xây dựng ở Quảng Nam khan hiếm, doanh nghiệp lao đao