02/03/2017 12:03 GMT+7

Việt - Nhật cùng học hỏi lẫn nhau

LÊ LONG SƠN (hiệu trưởng 
Trường Esuhai - KaizenYoshidaSchool)
LÊ LONG SƠN (hiệu trưởng 
Trường Esuhai - KaizenYoshidaSchool)

TTO - Chuyến thăm của nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản được người dân Việt Nam theo dõi với tình cảm kính mến, ngưỡng mộ.

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ra sân bay đón Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko - chiều 28-2 - Ảnh: Việt Dũng

Đây không chỉ là mốc son lịch sử trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước mà còn gợi lên những cảm xúc khó tả với những người dân xứ Việt yêu mến đất nước mặt trời mọc.

Hơn 20 năm sống tại Nhật Bản, với riêng tôi, Nhật là một dân tộc yêu hòa bình, tinh thần cộng đồng, cống hiến xã hội cao. Những phẩm chất quý này góp phần hình thành nền văn hóa đặc sắc, rất tinh tế của Nhật Bản.

Thế nhưng, người Nhật vẫn chủ động hướng ra bên ngoài, thu nhận những tinh hoa của nhân loại, bổ trợ, hấp thu và chuyển hóa thành văn hóa riêng của mình.

Cũng trong suy nghĩ ấy, người Nhật đã chọn Việt Nam trên con đường toàn cầu hóa của mình.

Có thể khẳng định, người Nhật dành cho Việt Nam một tình cảm đặc biệt, có lẽ họ cảm nhận giữa hai dân tộc có nhiều giá trị tương đồng trong văn hóa, ẩm thực, đối nhân xử thế, tấm lòng con người với con người và cả sự hiền hòa, cởi mở chân thành.

Ngoài những con số vốn viện trợ phát triển mà Nhật dành cho Việt Nam để phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế..., mối quan hệ sâu đậm hơn giữa hai nước còn được chứng minh bằng những du học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam... sang Nhật. Riêng năm 2016 có hơn 40.000 thực tập sinh và còn tăng mạnh trong năm 2017.

Tăng trưởng này xuất phát từ sự tin tưởng của doanh nghiệp Nhật dành cho người Việt, họ khâm phục sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi của người Việt. Người Nhật tiếp nhận lao động Việt Nam cũng rất đặc biệt, dành nhiều tình cảm chân thành.

Hầu như những ông chủ Nhật không hề giấu nghề, họ luôn cố gắng truyền đạt hết kinh nghiệm, kỹ thuật mình có với mong muốn các thực tập sinh Việt có thể làm ra sản phẩm kỹ thuật cao như người Nhật đã làm được.

Với sự giúp đỡ ấy và được truyền cảm hứng từ các doanh nhân Nhật, rất nhiều lao động khi trở về Việt Nam đã khởi nghiệp thành công, trở thành những ông chủ, nhà quản lý, những kỹ sư góp phần xây dựng đất nước.

Và những phẩm chất về kỷ luật, văn hóa ứng xử cộng đồng, quản lý thời gian, tinh thần phục vụ cộng đồng... theo phong cách Nhật ấy dần dần len lỏi vào cuộc sống của người Việt, giúp nhiều người thay đổi chính bản thân mình, từng bước thay đổi nhận thức cộng đồng, hướng đến các tiêu chuẩn, chất lượng Nhật.

Trong tinh thần học hỏi, người Nhật cũng học tập ngược lại những điều hay của văn hóa Việt Nam, đó là giá trị hướng về gia đình, cội nguồn, có hiếu với cha mẹ. Chứng kiến những lao động Việt dành một phần thu nhập kiếm được gửi về hỗ trợ gia đình, họ biết và trân quý những tình cảm đó.

Chuyến thăm Việt Nam của nhà vua và hoàng hậu Nhật là cột mốc mới để tin tưởng rằng những giá trị chân, thiện, mỹ mà người dân hai quốc gia đang hướng đến sẽ tiếp tục lan tỏa, cộng hưởng trong tương lai.

LÊ LONG SƠN (hiệu trưởng 
Trường Esuhai - KaizenYoshidaSchool)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Người tham gia ban quản trị chung cư ngoài nhiệt tình còn phải có chuyên môn, phải chuyên nghiệp để bảo vệ chính mình và quyền lợi của cư dân.

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Trong nửa đầu năm 2025, điện ảnh Việt Nam đã có chín phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng. Đặc biệt một phim đã cán mốc 300 tỉ và bốn phim khác vượt qua cột mốc 200 tỉ.

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar