28/05/2017 11:15 GMT+7

Việt Nam-Indonesia cần thỏa thuận để ngư dân đánh bắt an toàn

QUỲNH TRUNG ghi
QUỲNH TRUNG ghi

TTO - Tại vùng chồng lấn trên biển, Việt Nam cần thỏa thuận với Indonesia để ngư dân hai nước có thể tự do đánh bắt thủy sản - ông Vũ Thanh Ca, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo, nhận định.

Ngày 21-5, năm tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu kiểm ngư Indonesia bắt khi đang đánh cá tại khu vực biển cách đường phân định thềm lục địa Việt Nam - Indonesia 18 hải lý về phía Bắc.

Theo thông tin từ Indonesia, việc này xảy ra ở phía bắc cụm đảo Natuna bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng 5 tàu cá Việt Nam bị tàu kiểm ngư Indonesia bắt khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực biển này.

Về vấn đề này, ông Vũ Thanh Ca - nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo (Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam) phân tích: Theo tuyên bố về giới hạn thềm lục địa năm 1969 của Indonesia và tuyên bố về ranh giới đặc nhượng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam năm 1971, tại khu vực thềm lục địa phía đông nam Việt Nam và tây bắc đảo lớn Borneo của Indonesia có một vùng chồng lấn rộng chừng 40.000km².

Việt Nam và Indonesia bắt đầu đàm phán về phân định thềm lục địa từ tháng 6-1978. Sau 25 năm đàm phán, ngày 26-6-2003, chính phủ hai nước đã ký hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa tại vùng biển chồng lấn.

Bằng các hiệp định đã ký này, tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia đã được giải quyết triệt để.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển cũng như thông lệ quốc tế nêu rõ: Đường ranh giới ngoài của thềm lục địa luôn nằm phía trong vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp biển giữa Việt Nam và Indonesia có những đặc thù nhất định.

Khi đàm phán phân định thềm lục địa, lập trường của Việt Nam thể hiện thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển, cho nên ranh giới là rãnh ngầm phân chia thềm lục địa của hai nước nằm rất gần nhóm đảo Natuna phía bắc của Indonesia.

Sau khi ký hiệp định ngày 26-6-2003, năm 2009 Indonesia công bố một tấm bản đồ trong đó ranh giới vùng đặc quyền kinh tế nằm ngoài vùng thềm lục địa đã thỏa thuận với Việt Nam. Kết quả là vùng biển lẽ ra thuộc phía Việt Nam theo hiệp định ngày 26-6-2003 lại trở thành vùng biển tranh chấp.

Vấn đề là trong khi chưa phân định được vùng chồng lấn, Việt Nam nên làm gì trước việc ngư dân liên tục bị bắt giữ, ông Vũ Thanh Ca nhận định: Đúng là có việc nhiều ngư dân Việt Nam xâm phạm vùng biển Indonesia và bị bắt giam, tàu bị phá.

Khi ngư dân Việt Nam xâm phạm trái phép vùng biển Indonesia, nước này có quyền áp dụng nội luật và Nhà nước Việt Nam chỉ có thể thực hiện vai trò cứu hộ.

Tuy nhiên, tại vùng chồng lấn trên biển, Việt Nam cần thỏa thuận với Indonesia để đảm bảo ngư dân hai nước được tự do đánh bắt thủy sản một cách an toàn.

"Ta biết rằng mỗi nhượng bộ trong đàm phán luôn có nghĩa từ bỏ một phần quyền lợi quốc gia, vì vậy để giải quyết các bất đồng trên biển thường cần thời gian rất dài. Trong thời gian đàm phán, ngư dân ta vẫn có thể gặp nguy hiểm", ông Vũ Thanh Ca nói.

"Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho ngư dân, cần sớm đạt được thỏa thuận tạm thời như nêu ở trên với Indonesia".

QUỲNH TRUNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe tải 'không người lái' tông chết người chờ đèn đỏ: Tạm giữ tài xế

Công an Lâm Đồng tạm giữ tài xế sau vụ xe tải 'không người lái' tông chết người đi xe máy đang dừng chờ đèn đỏ tại Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Xe tải 'không người lái' tông chết người chờ đèn đỏ: Tạm giữ tài xế

Đề xuất phạt tiền gấp đôi vi phạm ở 6 thành phố lớn: Cân bằng giữa nghiêm minh và nhân văn

Đề xuất tăng mức xử phạt tiền gấp đôi với nhiều vi phạm tại 6 thành phố lớn có nhiều điểm phù hợp, nhưng cũng còn những băn khoăn.

Đề xuất phạt tiền gấp đôi vi phạm ở 6 thành phố lớn: Cân bằng giữa nghiêm minh và nhân văn

Lần theo tờ rơi, Công an TP.HCM nỗ lực xóa quảng cáo bẩn, tín dụng đen

Trong 2 năm qua, Công an TP.HCM đã rà từ 1.077 số điện thoại liên quan cho vay tài chính, từ đó xử lý 782 người hoạt động tín dụng đen.

Lần theo tờ rơi, Công an TP.HCM nỗ lực xóa quảng cáo bẩn, tín dụng đen

Công an làm việc với nhóm thanh niên tấn công người nước ngoài trên đường Bùi Viện

Công an TP.HCM đang điều tra vụ xô xát xảy ra trên đường Bùi Viện (quận 1, TP.HCM) đêm 17-5.

Công an làm việc với nhóm thanh niên tấn công người nước ngoài trên đường Bùi Viện

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng

Nhiều tháng nay, tình trạng phá rừng tự nhiên ở xã Cư San, huyện M'Đrắk (Đắk Lắk) diễn ra phức tạp. Nhiều cánh rừng đang dần biến mất.

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng

Hối lộ cho 2 đời giám đốc Điện lực Bình Thuận để thao túng trúng toàn bộ 26 gói thầu thiết bị điện

Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng truy tố ông Huỳnh Tuấn Ân, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Tuấn Ân.

Hối lộ cho 2 đời giám đốc Điện lực Bình Thuận để thao túng trúng toàn bộ 26 gói thầu thiết bị điện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar