05/10/2019 12:37 GMT+7

Việt Nam và Campuchia ký thỏa thuận biên giới lịch sử

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Sáng 5-10, tại Hà Nội, Việt Nam và Campuchia đã ký hai văn kiện để giải quyết vấn đề cắm mốc biên giới. Đây là lần đầu tiên có văn kiện pháp lý ghi nhận biên giới 2 nước.

Việt Nam và Campuchia ký thỏa thuận biên giới lịch sử - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen cầm trên tay văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen đã chủ trì "Lễ ký hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc đạt được đến nay".

Đây được xem là một cột mốc lịch sử, đánh dấu nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam và Campuchia trong việc xử lý vấn đề về cắm mốc biên giới.

Văn bản pháp lý này tạo bước đệm quan trọng để hai nước tiến tới thống nhất 100% việc cắm mốc, xác định biên giới, từ đó tạo điều kiện góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.245 km. Điểm khởi đầu của biên giới này là giao điểm đường biên giới giữa ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào.

Điểm kết thúc là vị trí cuối cùng của đường biên giới đất liền trên bờ vịnh Thái Lan, tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia).

Đường biên giới này đi qua địa giới hành chính 10 tỉnh của Việt Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Nó đi qua 9 tỉnh của Campuchia gồm: Rattanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tboung Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takeo và Kampot.

Việt Nam và Campuchia ký thỏa thuận biên giới lịch sử - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen ký kết văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trong gần nửa thế kỷ qua, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành nhiều đợt đàm phán, ký kết được nhiều văn kiện pháp lý để ghi nhận thành quả giải quyết biên giới giữa hai nước.

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia đã được hoạch định trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 27-12-1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 10-10-2005.

Trên cơ sở hai hiệp ước này, Việt Nam và Campuchia đã triển khai công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền từ đầu năm 1986. Tính đến tháng 12-2018, hai bên đã hoàn thành khoảng 84% khối lượng công tác phân giới, cắm mốc.

Để đáp ứng nhu cầu giao lưu, hợp tác qua biên giới, hệ thống cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia đến nay đã được mở rộng và phát triển mạnh mẽ.

Việt Nam và Campuchia ký thỏa thuận biên giới lịch sử - Ảnh 3.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen cầm trên tay văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả công tác phân giới cắm mốc biên giới - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Qua khảo sát thực tế, hiện nay trên toàn tuyến có 41 cặp cửa khẩu gồm 10 cặp cửa khẩu quốc tế, 11 cặp cửa khẩu chính và 20 cặp cửa khẩu phụ đang hoạt động.

Số lượng này ít hơn so với Quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia đến năm 2020.

Việc này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có việc công tác điều tra, nghiên cứu lập quy hoạch chưa sát với thực tế, chưa đánh giá đúng tiềm năng và nhu cầu phát triển của từng địa phương, từng vùng.

Ngoài ra, công tác triển khai quy hoạch chưa được đồng bộ do gặp khó khăn về kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, cũng như kết nối giao thông đến các cửa khẩu gặp nhiều khó khăn và thực tế rằng một số cửa khẩu phía Việt Nam có nhu cầu mở nhưng phía Campuchia không có nhu cầu mở và ngược lại.

Việt Nam và Campuchia ký thỏa thuận biên giới lịch sử - Ảnh 4.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen cầm trên tay bản đồ địa hình biên giới - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Để khắc phục tình trạng trên, hai bên đã thành lập nhóm công tác hỗn hợp về cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia để trao đổi việc phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới giữa hai nước.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

TTO - Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam hai ngày 4 và 5-10. Dự kiến Việt Nam và Campuchia sẽ ký kết một số văn kiện quan trọng.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Viện Kinh tế Mastercard vừa công bố báo cáo tỉ lệ lừa đảo du lịch ở các thành phố trên toàn cầu, trong đó cao nhất là thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Ukraine chỉ xác nhận có 6 binh sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công của tên lửa Nga tại trường bắn ở vùng Sumy. Chỉ huy đơn vị liên quan của Ukraine đã bị đình chỉ công tác.

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Việc Mỹ quyết định chờ đề xuất của Nga là diễn biến mới nhất trong lập trường thay đổi liên tục của Washington về việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump

Sau chuyến công du ba nước vùng Vịnh, Tổng thống Trump công bố các thỏa thuận với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ USD. Nhưng khi rà soát kỹ từng hợp đồng và cam kết, không ít con số khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi về tính xác thực của nó.

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar