15/05/2007 18:23 GMT+7

Việt Nam: Sinh vật lạ xâm lấn sông nước

Theo HÀ YÊN - VietNamNet
Theo HÀ YÊN - VietNamNet

Việt Nam đã nhập 41 loài động vật thủy sinh lạ trong vòng hơn 50 năm qua. Điều tra của Bộ Thủy sản cho thấy có 7 loài cần phải được theo dõi nghiêm ngặt do tác hại của chúng đối với cân bằng sinh thái ở Việt Nam.

Phóng to
Ốc bươu vàng được tận diệt bằng nhiều phương pháp nhưng vẫn sinh sôi và phá hoại mùa màng
Việt Nam đã nhập 41 loài động vật thủy sinh lạ trong vòng hơn 50 năm qua. Điều tra của Bộ Thủy sản cho thấy có 7 loài cần phải được theo dõi nghiêm ngặt do tác hại của chúng đối với cân bằng sinh thái ở Việt Nam.

41 loài động vật thủy sinh lạ đã được nhập vào Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau. Trong số đó, có 32 loài được nhập để sản xuất thực phẩm, có 6 loài nhập về làm cảnh nhưng đã bị... thoát ra tự nhiên!

Theo Kỹ sư Lê Thiết Bình, Phó phòng Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản (Bộ Thủy sản), điều tra thực tế tại 6 vùng nông nghiệp cùng với hồ sơ nhập nội giống thủy sản tại Bộ Thủy sản cho thấy Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có mặt nhiều động vật thủy sinh lạ nhất, với 34 loài.

Các loài động vật thủy sinh lạ nhập nội vào Việt Nam đáng quan tâm nhất là tôm chân trắng, ốc bươu vàng, cá Mrigan, cá trắm cỏ, cá mè trắng Trung Quốc, cá rô hu, cá trê phi, cá chim trắng nước ngọt bụng đỏ, cá rô phi đen, cá rô phi vằn...

Hiện nay, Nhà nước đã cấm nuôi 3 loài vì tác hại của chúng đối với môi trường là chuột hải ly, ốc bươu vàng, cá hổ.

Theo ông Bình, việc nhập nội các loài động vật thủy sinh lạ thời gian qua đã có biểu hiện gây ra một số ảnh hưởng bất lợi đối với đa dạng sinh học trong các thủy vực. Một số loài bản địa trở nên khan hiếm do khả năng cạnh tranh thức ăn và nơi ở kém hơn các loài nhập nội như cá mè trắng Việt Nam, cá trôi Việt, cá chép Việt. Một số loài khác, chẳng hạn cá trê, đã có biểu hiện bị lai tạp.

Phóng to
Cá hổ, một trong những loài sinh vật lạ được nhập vào Việt Nam để làm cảnh trước đây. Ảnh minh họa từ theamericanoutdoorsman
Để có biện pháp quản lý các loài động vật thuỷ sinh lạ nhập nội, nên đánh giá và sắp xếp chúng vào các danh mục Trắng, Xám, Ðen (Trắng có nghĩa là động vật thuỷ sinh lạ đã đưa ra nuôi ở diện rộng, thời gian tương đối dài nhưng hầu như không có ảnh hưởng gì; Xám là loài động vật thuỷ sinh lạ chưa rõ nguy cơ hoặc còn có ý kiến khác nhau; Ðen là các loài động vật thuỷ sinh lạ cần có các biện pháp phòng ngừa chặt chẽ để huỷ bỏ, tiêu diệt, đồng thời áp dụng biện pháp phòng ngừa là cấm nhập).

Theo cách phân chia này, Việt Nam có 9 loài động vật thuỷ sinh lạ loại Trắng, 25 loại Xám và 7 loại Đen. Như vậy, có 7 loài động vật thuỷ sinh lạ cần kiểm soát gắt gao là ốc bươu vàng, cá tỳ bà, cá nheo Âu, cá hổ, rùa tai đỏ, cá sấu Cuba, chuột hải ly.

Mối nguy từ sinh vật lạ xâm lấn

Nhiều quốc gia trên thế giới đã chi phí nhiều triệu USD cho việc ngăn chặn và tiêu diệt những loài lạ xâm nhập vào lãnh thổ của họ gây nguy cơ dịch bệnh, phá hoại nền sản xuất nông nghiệp, phá vỡ cơ cấu sử dụng đất canh tác...

Ở nước ta, sự xâm nhập của các sinh vật lạ, nhất là những loài mới xâm nhập còn ở mức độ chưa lớn, nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.

Có thể chỉ ra các biểu hiện ban đầu sau: Ốc bươu vàng - được nhập khẩu vào nước ta trong khoảng hơn 10 năm nay, với khả năng sinh sản rất nhanh và thức ăn chủ yếu là lá lúa nên đã gây nên đại dịch phá hoại lúa ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đang phát triển dần ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Nạn dịch này không chỉ làm giảm sản lượng lúa của các địa phương mà hàng năm Nhà nước đã phải chi hàng trăm triệu đồng để tiêu diệt loài ốc này, nhưng chưa đem lại kết quả mong muốn.

Năm 1996, đã phát hiện tư thương nhập một loại côn trùng để làm thức ăn cho chim cảnh, đó là loài Tenebrio monitor, thuộc nhóm đa thực có khả năng gây hại cho nhiều loại sản phẩm nông nghiệp nên đã bị cấm kịp thời.

Cũng trong khoảng 1996-1998, trên thị trường cá cảnh xuất hiện loại cá hổpirana, hay còn gọi là cá kim cương, cá răng - tên khoa học là Serralmus nattereri. Đây là loài cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazôn (Nam Mỹ), thuộc loài ăn thịt, hung dữ. Nhiều nước đã có quy định nghiêm ngặt đối với việc nhập loài cá này. Nếu loài này lọt ra sống trong môi trường tự nhiên chúng sẽ tiêu diệt hết các động vật thuỷ sinh, khi đó khó lường hết những thiệt hại về kinh tế thuỷ sản, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy Bộ Thuỷ sản đã có chỉ thị nghiêm cấm nhập khẩu, phát triển loài cá này.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười, rừng tràm U Minh đang phát triển loài cây trinh nữ (Momosa), loài có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Quá trình du nhập bằng nhiều nguồn chúng đã xâm nhập vào châu Phi, châu Á, Úc và đặc biệt thích hợp phát triển ở những vùng đất ngập nước, nhiệt đới. Đây là một trong số 100 loài sinh vật lạ được Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) xếp vào loại có khả năng xâm nhập trên quy mô lớn của thế giới.

Cây trinh nữ có khả năng sinh sản rất mạnh bằng cả gieo hạt nhờ gió lẫn sinh sản vô tính từ các đoạn thân. Sự phát triển dày đặc của loài cây này đã ngăn cản hạt giống của các loài cây bản địa tiếp xúc với đất, dần dần các loài cây bản địa không thể tái sinh được và hệ sinh thái bản địa cũng bị tiêu diệt theo.

(Theo tài liệu của Cục Bảo vệ Môi trường)

Theo HÀ YÊN - VietNamNet

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Bộ Tổng tham mưu đã làm việc với các cơ quan, đơn vị về đề án tổ chức lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến ngày 7-5-2025, có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Sau các vụ sụt đường ở Tây Ninh, máy bay trượt khỏi đường băng Tân Sơn Nhất…, bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành công điện đề nghị tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên lĩnh vực.

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Vé mời Lễ hội Hoa phượng đỏ bán tràn lan trên mạng, giá lên tới 3 triệu đồng/cặp

Trên mạng xã hội tràn lan vé mời dự kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và khai mạc lễ hội Hoa Phượng đỏ, rao bán công khai với giá từ 1 đến 3 triệu đồng/cặp.

Vé mời Lễ hội Hoa phượng đỏ bán tràn lan trên mạng, giá lên tới 3 triệu đồng/cặp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar