27/09/2015 09:02 GMT+7

Việt Nam muốn có một sân chơi bình đẳng

V.V.THÀNH (Từ New York) (thanhvv@tuoitre.com.vn)
V.V.THÀNH (Từ New York) ([email protected])

TT - Tại New York chiều 25-9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành hơn hai giờ tham dự tọa đàm và đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam về tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (thứ hai từ phải sang) có hơn hai giờ tọa đàm với đại diện lãnh đạo các tập đoàn lớn của Mỹ tại New York - Ảnh: V.V.T.

Cuộc tọa đàm do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ phối hợp với Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tổ chức nhân dịp Chủ tịch nước tham dự các hoạt động của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York.

Vào TPP, bên cạnh thuận lợi thì nền kinh tế sẽ phải chấp nhận một sự cạnh tranh lớn hơn. Tôi đề nghị các bộ ngành và truyền thông phải nói hết khó khăn và thuận lợi của TPP

Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG

Kỳ vọng từ hai phía

Ông Alex Feldman, chủ tịch điều hành Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN, cho biết cuộc tọa đàm diễn ra trong bối cảnh ngay cuối tuần này, các bên tham gia đàm phán TPP sẽ có một cuộc gặp để chuẩn bị cho vòng đàm phán chính thức tiếp theo diễn ra tại Atlanta, bang Georgia (Mỹ) vào cuối tháng này.

Theo ông Alex Feldman, cộng đồng doanh nghiệp hai nước đang đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức khi đàm phán TPP có thể sẽ được hoàn tất trong năm nay và vòng đàm phán ở Atlanta hi vọng sẽ mở ra chương mới.

Tiếp lời ông Alex Feldman, ông Phạm Quang Vinh - đại sứ Việt Nam tại Mỹ - khẳng định tất cả doanh nghiệp của Mỹ mà ông tiếp xúc trước khi bước vào cuộc tọa đàm đều rất trông đợi vào sự đổi mới của Việt Nam và cơ hội do TPP mang lại.

Trước đại diện lãnh đạo của hàng chục công ty, tập đoàn lớn của Mỹ như General Electric, Wal-Mart, Pfizer, Cargill...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết Việt Nam hết sức coi trọng tiến trình đàm phán TPP, một trong những liên kết kinh tế tiềm năng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với nội dung hợp tác sâu rộng và tiêu chí cao.

Việt Nam quyết tâm cùng các thành viên khác hoàn thành đàm phán theo lộ trình dựa trên sự cân bằng lợi ích của các nước thành viên, có tính đến sự đa dạng phát triển của các nước.

“Chuẩn bị tốt đã là một nửa của thành công” - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói và khẳng định cuộc tọa đàm chính là một trong chuỗi công việc để chuẩn bị cho TPP.

Không làm cho trận đấu méo mó

Trả lời mối quan tâm chung của đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp Mỹ về việc Việt Nam giữ ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Vấn đề này tôi nghe nhiều lắm, kể cả doanh nghiệp trong nước cũng nêu. Quá trình đổi mới kinh tế và cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam đã và đang giải quyết để thật sự các doanh nghiệp đều trên một sân chơi bình đẳng. Cũng như trong bóng đá, không thể có bênh vực bên nào để làm cho trận đấu méo mó”.

Theo Chủ tịch nước, Nhà nước Việt Nam chỉ giữ cổ phần lớn ở những doanh nghiệp thật sự cần thiết, còn lại chủ trương không nắm cổ phần hoặc nắm tỉ lệ nhỏ.

Đây là quá trình mà các nhà đầu tư Mỹ có thể tham gia, vì khi cổ phần hóa các doanh nghiệp thì Việt Nam muốn tìm các nhà đầu tư có trình độ quản trị tốt, có công nghệ cao...

Tại cuộc tọa đàm, đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch nước cũng nêu lên nhiều câu hỏi về TPP, trong đó ông Trần Khắc Tâm - đại biểu Quốc hội, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng - bày tỏ quan ngại về những rào cản thương mại mà Mỹ thường áp dụng với một số mặt hàng nông sản Việt Nam.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết Việt Nam đã và đang đề nghị Chính phủ Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam, cũng như không áp dụng các rào cản thương mại đối với hàng hóa Việt Nam khi vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước lưu ý mặc dù TPP có thể mang lại việc giảm thuế, mở rộng thị trường, nhưng tính chất cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn trước. Do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh của mình. Chính phủ của bất cứ thành viên nào trong TPP không có quyền chi ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Vào cuối cuộc tọa đàm, ông Vũ Tiến Lộc (chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam) nêu vấn đề hiện nay Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất trong số 12 nước tham gia đàm phán TPP, Hoa Kỳ lại là nước dẫn đầu trong 12 nước, như vậy đây là chuỗi giá trị mà Hoa Kỳ đóng vai trò trung tâm.

Nhìn từ góc độ này, nếu các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam không trưởng thành lên, Hoa Kỳ sẽ thất bại trong việc xây dựng một cộng đồng kinh tế TPP vững mạnh.

V.V.THÀNH (Từ New York) ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar