28/10/2022 18:47 GMT+7

Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 100% gỗ hợp pháp và bền vững

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Tại Diễn đàn chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững ở Việt Nam do Tổng cục Lâm nghiệp và nhiều tổ chức quốc tế tổ chức tại Bình Dương ngày 28-10, các bên tham gia khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo gỗ hợp pháp và bền vững.

Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 100% gỗ hợp pháp và bền vững - Ảnh 1.

Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu gỗ hợp pháp và bền vững. Trong ảnh: Sản xuất đồ gỗ nội thất tại một công ty gỗ ở Bình Dương - Ảnh: HỒNG VÂN

Tham dự diễn đàn có khoảng 150 đại biểu từ các cơ quan gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ quán Đức, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ, các viện nghiên cứu và các trường đại học…

Ông Phạm Văn Điển - phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam - cho biết Việt Nam xuất khẩu gỗ đi nhiều thị trường như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản… Tất cả thị trường đều yêu cầu gỗ phải hợp pháp, vì vậy Việt Nam hướng tới đáp ứng hai tiêu chí hợp pháp và bền vững cho các thị trường xuất khẩu của mình.

Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 100% gỗ hợp pháp và bền vững - Ảnh 2.

Giáo sư Phạm Văn Điển, phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, phát biểu khai mạc - Ảnh: Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ

Ông Rui Ludovino - tham tán thứ nhất phụ trách hành động khí hậu, môi trường, việc làm và chính sách xã hội của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam - nhấn mạnh sự cần thiết của việc đảm bảo gỗ và các sản phẩm từ gỗ được mua bán phải "hợp pháp" và "bền vững".

Theo đó, yếu tố gỗ "bền vững" được Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT - gọi tắt là Hiệp định VPA/FLEGT) mà Việt Nam và EU ký kết yêu cầu. Theo đó, gỗ được khai thác không được gây mất rừng, suy thoái rừng, mất đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên…

Ông cũng kêu gọi cần triển khai hiệp định càng sớm càng tốt để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hai bên vì hai bên đã ký kết hiệp định từ năm 2018.

Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 100% gỗ hợp pháp và bền vững - Ảnh 3.

Ông Rui Ludovino, tham tán thứ nhất phụ trách hành động khí hậu, môi trường, việc làm và chính sách xã hội của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam - Ảnh: Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ

Ông Diệp Bảo Trị, giám đốc tài chính của Công ty cổ phần gỗ Minh Dương tại Bình Dương, cho biết để thực hiện mục tiêu tiếp tục mở rộng thị trường, công ty chắc chắn mình phải tuân thủ các yêu cầu của Việt Nam và quốc tế trong đảm bảo gỗ hợp pháp và bền vững trong chuỗi cung ứng.

Công ty đã tham gia vào quá trình đánh giá phân loại doanh nghiệp, một trong những nội dung của Hiệp định VPA/FLEGT, và được xếp vào nhóm tuân thủ tốt (loại 1) theo hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (gọi tắt là VNTLAS). 

Khi được xếp loại 1, trong tương lai, dự kiến vào cuối năm 2023, khi nhận được cấp phép FLEGT, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được thông quan ngay khi đến cửa khẩu và nhà xuất khẩu không phải thực hiện thêm trách nhiệm giải trình về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp nào.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Điển nhấn mạnh Việt Nam đang phấn đấu trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu hàng đầu thế giới. 

Dự báo đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam ước đạt 25 tỉ USD. 

"Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam phù hợp với các cam kết và thỏa thuận quốc tế, qua đó đảm bảo rằng 100% nguyên liệu gỗ sử dụng trong toàn bộ các chuỗi giá trị là hợp pháp", ông Điển nói.

Năm 2020, Mỹ khởi xướng điều tra mặt hàng gỗ dán sản xuất tại Việt Nam vì cho rằng có lẩn tránh thuế chống bán phá giá, trợ cấp sản xuất và ra phán quyết sơ bộ. Theo đó, 36 doanh nghiệp Việt Nam bị coi không hợp tác hoặc không phản hồi đầy đủ, nguy cơ bị áp thuế rất cao trên 200%. Những doanh nghiệp này có thể mất thị trường Mỹ.

Cũng với lý do tương tự, gần đây Mỹ tiếp tục khởi xướng điều tra với mặt hàng tủ gỗ của Việt Nam, bao gồm tủ bếp, bàn trang điểm và cấu kiện rời. Trong quyết định khởi xướng điều tra, phía Mỹ đã đưa ra bảng câu hỏi về khối lượng và giá trị đề nghị doanh nghiệp gỗ Việt Nam trả lời.

EU, Nhật, Hàn tăng nhập, giá xuất khẩu viên nén gỗ tăng gấp đôi

TTO - Do giá năng lượng tăng cao, nhiều nước EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... tăng nhập khẩu viên nén, dăm gỗ để làm chất đốt nên giá viên nén, dăm gỗ đã tăng 150 - 200%.


HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Giá vàng thế giới đã bật tăng trở lại khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào hôm nay 10-5 do đồng USD đi xuống. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới đến 17,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar