14/06/2018 09:10 GMT+7

Việt Nam đối mặt bão, lũ chưa từng có nếu mất rạn san hô

TTXVN
TTXVN

TTO - Việt Nam nằm trong danh sách các nước phải đối mặt với bão lũ nguy hiểm chưa từng có một khi các rạn san hô biến mất, theo nghiên cứu mới đây.

Việt Nam đối mặt bão, lũ chưa từng có nếu mất rạn san hô - Ảnh 1.

Sự biến mất các rạn san hô trên thế giới có thể khiến bão lũ nguy hiểm gấp 2-4 lần hiện nay - Ảnh: phys.org

Sự biến mất các rạn san hô trên thế giới có thể khiến lũ lụt tại vùng duyên hải trở nên nguy hiểm gấp đôi, đồng thời tăng gấp 3 sức phá hủy của các cơn bão.

Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, cùng với các nguy cơ như mực nước biển dâng và ấm lên toàn cầu, sự biến mất của các rạn san hô có thể khiến lũ lụt nguy hiểm hơn gấp 4 lần vào cuối thế kỷ 21.

Ngoài ra, thiếu sự chắn đỡ của các rạn san hô, một cơn bão cường độ lớn có thể trở nên nguy hiểm gấp đôi và gây thiệt hại lên tới hàng chục tỉ USD.

Cụ thể, các nhà khoa học tính toán lũ lụt tại các vùng duyên hải có thể gây thiệt hại gần 4 tỉ USD mỗi năm. Tuy nhiên, nếu các rạn san hô toàn cầu bị xói mòn khoảng 1m, con số thiệt hại có thể tăng gấp đôi lên 8 tỉ USD.

Các nước dễ bị tổn thương nhất bao gồm Indonesia, Philippines, Malaysia, Mexico và Cuba. Ngoài ra, Saudi Arabia, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam cũng thuộc diện nguy hiểm.

Micheal Beck - chuyên gia tại Đại học California đồng thời cũng là người đứng đầu công trình nghiên cứu, cho biết các rạn san hô là những "rào cản tự nhiên" giúp giảm sức phá hủy của các cơn sóng lớn. 

Do đó, khi các rào chắn này thu hẹp lại hay dần biến mất, nhiều khu vực duyên hải sẽ phải đối mặt với nguy cơ từ những trận lũ có sức tàn phá dữ dội chưa từng có.

Theo giới khoa học, nhiều diện tích trong tổng số 71.000km rạn san hô bờ biển trên toàn thế giới đang bị tàn phá do các hoạt động khai thác vùng duyên hải của con người. Bên cạnh đó, san hô cũng bị ảnh hưởng do nước biển ấm lên.

Trước đó, năm 2016, một đợt nhiệt độ nước biển tăng cao bất thường đã làm chết gần 30% rạn san hô Great Barrier của Úc.

TTO - Chúng ta đang đối mặt với cuộc 'tẩy trắng' san hô tệ nhất trong lịch sử. Trong 30 năm qua, Trái đất mất đi 50% lượng san hô và con số vẫn tiếp tục tăng. Nếu mất đi tất cả san hô, kết quả sẽ rất thảm khốc cho cuộc sống con người.

TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điên Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điên Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar