23/11/2023 18:18 GMT+7

Việt Nam đang làm việc 24/24h để đưa công dân ở Myanmar về nước

Việt Nam đang phối hợp với các nước và chính quyền Myanmar để hồi hương hàng trăm công dân, trong bối cảnh giao tranh tại các bang phía bắc Myanmar ngày càng phức tạp.

Người dân tại Myanmar băng qua một cây cầu ở biên giới nước này với nước ngoài - Ảnh: REUTERS

Người dân tại Myanmar băng qua một cây cầu ở biên giới nước này với nước ngoài - Ảnh: REUTERS

Chiều 23-11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết tình hình an ninh tại một số bang của miền bắc Myanmar tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp.

Cho đến nay, có khoảng 700 công dân Việt Nam đang ở khu vực tạm thời an toàn và nhiều trường hợp khác đang chờ xác minh thông tin.

Ngay từ khi nhận được thông tin về tình hình Myanmar và công dân Việt Nam tại Myanmar vào cuối tháng 10 năm nay, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar làm việc với các cơ quan chức năng của nước này.

Trong đó, Việt Nam đề nghị phía Myanmar bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cơ bản cho công dân Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của công dân Việt Nam ra khỏi khu vực giao tranh.

Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Myanmar, Trung Quốc đã phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin với các cơ quan đại diện nước ngoài và công dân tại khu vực này.

Đồng thời phía Việt Nam làm việc với các cơ quan chức năng Trung Quốc đề nghị hỗ trợ Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân.

Hiện Bộ Ngoại giao đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước để triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn và sơ tán công dân trong thời gian sớm nhất có thể.

"Các nhóm làm việc của chúng tôi đang làm việc 24/24h về vấn đề này", bà Hằng khẳng định.

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao tiếp tục theo dõi sát tình hình, giữ liên lạc với các đầu mối công dân Việt Nam tại khu vực lánh nạn và chuẩn bị sẵn sàng triển khai công tác bảo hộ công dân cần thiết để đưa công dân về nước, sau khi đã thống nhất được phương án di chuyển.

Giao tranh giữa các nhóm vũ trang người dân tộc thiểu số với chính quyền quân sự Myanmar đã bùng phát từ tháng 10 vừa qua. Chiến sự tập trung chủ yếu tại các bang phía bắc nước này, giáp biên giới Trung Quốc.

Các nhóm vũ trang được cho là đã kiểm soát những tuyến đường thương mại quan trọng nối Myanmar với Trung Quốc kể từ đó.

Nguy cơ bùng nổ bạo lực ở Myanmar, 70 người thiệt mạng một tháng qua

Chính quyền quân sự của Myanmar chưa bao giờ đối diện với thách thức lớn như vậy từ các cuộc nổi dậy đang diễn ra. Giao tranh có thể càng đẩy Myanmar dấn sâu hơn vào bất ổn và bạo loạn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Sức ép ngừng bắn với Nga

Tân Thủ tướng Đức Merz tin rằng thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày ở Ukraine là khả thi nhưng "quả bóng giờ hoàn toàn nằm trong sân của Matxcơva".

Sức ép ngừng bắn với Nga

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới

Cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ hai nước trong kỷ nguyên mới.

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới

Nga xác nhận lệnh ngừng bắn kết thúc, Kiev bị tấn công

Nga xác nhận lệnh ngừng bắn 3 ngày đã kết thúc, và ngay sau đó diễn ra cuộc tấn công bằng drone tại vùng thủ đô của Ukraine.

Nga xác nhận lệnh ngừng bắn kết thúc, Kiev bị tấn công

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar