09/11/2022 14:46 GMT+7

Việt Nam có 11 cơ sở đại học trong Bảng xếp hạng đại học châu Á 2023

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam có 10 cơ sở đại học khác góp mặt trong Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học châu Á 2023 (QS AUR 2023).

Việt Nam có 11 cơ sở đại học trong Bảng xếp hạng đại học châu Á 2023 - Ảnh 1.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: tdtu.edu.vn

Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 8/11, Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds đã công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học châu Á 2023 (QS AUR 2023), trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội ở vị trí 162 châu Á và vị trí 36 khu vực Đông Nam Á.

Cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam có 10 cơ sở đại học khác góp mặt trong Bảng xếp hạng này. Cụ thể: Trường Đại học Tôn Đức Thắng vị trí 138; Trường Đại học Duy Tân vị trí 145; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vị trí 167; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vị trí 248; Đại học Huế nhóm 351-400; Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nhóm 401-450; Đại học Đà Nẵng nhóm 501-550; Đại học Cần Thơ nhóm 551-600; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhóm 551-600; Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhóm 651-700.

Trong kỳ xếp hạng QS AUR 2023, Tổ chức QS đã xếp hạng cho 760 cơ sở giáo dục đại học của châu Á (trong đó có 34 cơ sở giáo dục đại học lần đầu được xếp hạng). Kết quả xếp hạng này được dựa trên phân tích phản hồi từ hơn 151.000 học giả và 99.000 nhà tuyển dụng trên toàn thế giới; cùng với đó, QS đã phân tích hơn 117,8 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2016-2021) từ 16,4 triệu công bố khoa học (trong giai đoạn 2016-2020).

Về tiêu chí và trọng số xếp hạng, QS AUR 2023 giữ nguyên phương pháp xếp hạng khi đánh giá các cơ sở giáo dục đại học theo 11 chỉ số: Đánh giá của học giả (30%); Đánh giá của nhà tuyển dụng (20%); Tỉ lệ giảng viên/sinh viên (10%); Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); Số bài báo khoa học/giảng viên (5%); Tỉ lệ trích dẫn/bài báo khoa học (10%); Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%); Tỉ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); Tỉ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); Tỉ lệ sinh viên đến trao đổi (2,5%) và Tỉ lệ sinh viên đi trao đổi (2,5%)./.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

VNPT chủ động ‘Giữ cửa - Canh dữ liệu’ phục vụ mô hình chính quyền 2 cấp

Từ ngày 1-7, Cổng Dịch vụ công Quốc gia (Cổng CVCQG) chính thức trở thành "một cửa số", đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, hướng tới nâng cao hiệu quả phục vụ, mang lại trải nghiệm thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.

VNPT chủ động ‘Giữ cửa - Canh dữ liệu’ phục vụ mô hình chính quyền 2 cấp

Điểm tin 18h: Jackpot 127 tỉ của Vietlott có chủ; Thông xe hầm chui đầu tiên vòng xoay An Phú

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 30-6-2025

Điểm tin 18h: Jackpot 127 tỉ của Vietlott có chủ; Thông xe hầm chui đầu tiên vòng xoay An Phú

Chọn học trung cấp sau lớp 9: vừa rút ngắn thời gian học, vừa có nghề

Sau mỗi kỳ tuyển sinh lớp 10, hàng ngàn học sinh không trúng tuyển vào các trường THPT công lập lo lắng cho tương lai học tập của mình. Trong khi đó, nhiều phụ huynh và học sinh chọn con đường học trung cấp ngay sau khi tốt nghiệp THCS.

Chọn học trung cấp sau lớp 9: vừa rút ngắn thời gian học, vừa có nghề

Hàn Quốc kiểm soát ứng dụng được tải sẵn của Samsung

Theo Đạo luật Kinh doanh Viễn thông của Hàn Quốc, các nhà sản xuất và nhà mạng di động bị cấm cài đặt trước các ứng dụng không cần thiết mà không thể xóa.

Hàn Quốc kiểm soát ứng dụng được tải sẵn của Samsung

Australia tìm cách loại bỏ ‘thiên địch’ của rạn san hô Great Barrier

Các nhà khoa học mới đây đã sử dụng một chất tổng hợp từ sao biển gai (CoTS) để thu hút loài ăn san hô này khỏi rạn san hô Great Barrier và tiêu diệt chúng.

Australia tìm cách loại bỏ ‘thiên địch’ của rạn san hô Great Barrier

Vì sao nên đọc kỹ công dụng của sản phẩm hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ?

Giữa bối cảnh một số sản phẩm không có công dụng “hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ” nhưng quảng cáo gây hiểu lầm, người dùng có thể nhận diện bằng cách đọc kỹ bao bì.

Vì sao nên đọc kỹ công dụng của sản phẩm hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar