04/04/2022 07:57 GMT+7

Việt Nam chưa ghi nhận biến thể XE

HỒNG HÀ - GIA MINH
HỒNG HÀ - GIA MINH

TTO - Châu Âu phát hiện một số dòng biến thể COVID-19 tái tổ hợp gồm XD, XE, XF. Trong đó, biến thể XE có dấu hiệu lây truyền cao hơn 10% so với BA.2 Omicron.

Việt Nam chưa ghi nhận biến thể XE - Ảnh 1.

Hình ảnh mô phỏng biến thể COVID-19 tái tổ hợp XE - Ảnh: CFP

Ở Việt Nam, Bộ Y tế vẫn đang giao một số cơ quan chuyên môn như Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Viện Pasteur TP.HCM lấy mẫu giải trình tự gene ngẫu nhiên để xem tiến trình phát triển của virus cũng như nguy cơ của dịch. 

Các báo cáo hằng tuần cho thấy đến nay chưa ghi nhận biến thể XE tại Việt Nam mà chủng BA.2 đang chiếm ưu thế.

BA.2 cũng như BA.1, XD, XE, XF... đều là các biến thể phụ của chủng biến thể Omicron. So với chủng Omicron gốc, các biến thể này đều có thay đổi ít nhiều về khả năng lây truyền. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia là chưa đáng lo ngại.

BA.2 vẫn đang chiếm ưu thế tại Việt Nam

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, qua giải trình tự gene ngẫu nhiên bệnh nhân từ 25 tỉnh thành phía Bắc đến điều trị tại bệnh viện đã phát hiện các chủng virus gây COVID-19 biến đổi liên tục trong thời gian qua. 

Cụ thể, tháng 12-2021 chủng Delta AY56 vẫn chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Đến tháng 1-2022 bắt đầu xuất hiện Omicron, đầu tiên là biến thể phụ BA.1 rồi sau đó là BA.2 của Omicron; khi đó, tỉ lệ Omicron là 10%, 90% là Delta.

Đến tháng 2-2022, Omicron tăng dần số mắc mới làm Delta và Omicron (BA.1, BA.2) phân bố khá đồng đều, mỗi biến thể ghi nhận trên dưới 50% số ca mắc. Sang tháng 3-2022, giải trình tự gene gần 200 mẫu cho thấy 95% ca mắc được giải trình tự gene là BA.2 của Omicron, chủng BA.2 hiện chiếm ưu thế gần như tuyệt đối.

Trong khi đó Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đơn vị cũng tiến hành giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm, cho biết chưa ghi nhận ca mắc biến thể XE, XD, XF... tại Việt Nam, mà chủ yếu ca mắc vẫn nhiễm chủng Omicron. Tuy nhiên, số lượng biến thể xuất hiện ngày càng nhiều, từ BA.1 và BA.2 nay còn ghi nhận cả biến thể "phụ của phụ" là BA.2.1, BA.2.2, BA.2.3...

Mỗi biến thể có một số khác biệt về sắp xếp bộ gene và chủ yếu thay đổi về tốc độ lây nhiễm. Trong đó càng về sau thì biến thể mới có dấu hiệu biến chuyển theo hướng biểu hiện lâm sàng của người bệnh nhẹ đi nhưng tần suất lây nhiễm lại tăng lên.

Omicron có tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với Delta (khả năng lây lan nhanh hơn gấp đôi so với Delta; ở người chưa tiêm chủng, tỉ lệ này còn cao hơn). Trong khi đó XE lại lây truyền nhanh hơn Omicron gốc! Tuy nhiên, mức độ gia tăng lây lan khi so sánh Omicron và XE ghi nhận được mới khoảng 9,8%.

Chớ quá lo ngại

Theo báo SCMP, Cơ quan An ninh y tế của Anh (HSA) đang theo dõi 3 dòng tái tổ hợp: XD, XE và XF. Trong đó, XD là sự kết hợp giữa Delta và BA.1 - một dòng phụ của biến thể Omicron và được tìm thấy hầu hết ở Pháp, Đan Mạch và Bỉ. XF là sự tái tổ hợp giữa Delta và BA.1 và cũng chỉ phát hiện ở Anh. Cả 2 biến thể này có số ca bệnh rất thấp.

Tuy nhiên biến thể XE lại gây ồn ào nhất vì sự lây truyền nhanh. XE là sự tái tổ hợp của hai dòng con của biến thể Omicron, gồm BA.1 và BA.2, và chỉ được tìm thấy ở Anh.

Đến ngày 22-3, HSA đã xác định được 637 bệnh nhân của XE ở Anh. HSA nhận thấy XE có khả năng lây truyền cao hơn biến thể phụ BA.2 của Omicron đến 9,8%.

Giáo sư Susan Hopkins, cố vấn y tế chính của HSA, cho biết tốc độ ca bệnh XE đang tăng nhanh. Tuy nhiên, bà nói: "Cho đến nay vẫn chưa đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng hoặc hiệu quả của vắc xin đối với biến thể XE".

Bà Hopkins cũng nhấn mạnh: "Các biến thể tái tổ hợp không phải là bất thường. Một số biến thể tái tổ hợp đã được xác định trong quá trình diễn ra đại dịch cho đến nay. Cũng như các loại biến thể khác, hầu hết sẽ biến đi tương đối nhanh chóng".

Giáo sư Peacock tại Đại học Hoàng gia London cho biết các biến thể như vậy vẫn có thể xác định bằng các xét nghiệm PCR tiêu chuẩn và bộ kiểm tra nhanh.

Đối với các vắc xin COVID-19, giáo sư Peacock cho biết vẫn còn quá sớm để biết hiệu quả chắc chắn và các nhà khoa học đang theo dõi chặt chẽ các dữ liệu. 

Phát biểu với Hãng tin ANI, giám đốc Viện Di truyền và xã hội Tata (TIGS), ông Rakesh Mishra, cho biết: "Dị nhân XE mới xuất hiện lần đầu tiên vào giữa tháng 1, nhưng tôi tin rằng không cần phải nhấn một nút "hoảng sợ"".

Bệnh nhân mắc chủng Omicron hồi phục tốt hơn

Ngày 3-4, WHO cảnh báo biến thể XE có thể dễ lây truyền và cho biết "sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá chặt chẽ". Tuy nhiên, vào lúc này WHO cho rằng không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể mới này mạnh đến mức có thể gây ra một làn sóng.

Tại Việt Nam, báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết tỉ lệ hồi phục ở bệnh nhân mắc chủng Omicron (đã tiêm đủ vắc xin) là cao hơn 20% so với trước kia (ở mức 96%), trong khi các chủng trước kia tỉ lệ hồi phục chỉ đạt 80%, số còn lại có thể gặp các hội chứng COVID-19 tiếp diễn hoặc hậu COVID kéo dài tới hơn 12 tuần tính từ khi mắc bệnh.

Biến thể XE của Omicron: Không có gì bất thường, chưa nên hoảng sợ

TTO - Châu Âu phát hiện một số dòng biến thể COVID-19 tái tổ hợp, gồm XD, XE, XF. Trong đó, biến thể XE được cho là có khả năng lây truyền cao hơn 10% so với biến thể BA.2. Tuy nhiên, WHO và các nhà khoa học đều cho rằng không có gì bất thường.

HỒNG HÀ - GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn

Ngày 8-7, trước tình hình thiếu máu nghiêm trọng tại ngân hàng máu Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, Sở Y tế TP Cần Thơ tiếp tục phát thông điệp khẩn, kêu gọi hiến máu tình nguyện.

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn

TP.HCM yêu cầu các bệnh viện rà soát khẩn sau vụ dầu gió con ó giả

Sau vụ phát hiện dầu gió con ó giả, dầu Ông già Thái Lan giả... Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở y tế rà soát những sản phẩm kinh doanh trong khuôn viên bệnh viện.

TP.HCM yêu cầu các bệnh viện rà soát khẩn sau vụ dầu gió con ó giả

Bệnh viện huyện sẽ đổi tên và giữ nguyên chức năng

Sau khi các địa phương sáp nhập, triển khai chính quyền hai cấp, cơ sở y tế thuộc quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện như bệnh viện đa khoa huyện trước đây có sự thay đổi thế nào?

Bệnh viện huyện sẽ đổi tên và giữ nguyên chức năng

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Đình Hưng - phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội - đề xuất như vậy tại phiên thảo luận tổ, phiên họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội chiều 8-7.

Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar