Bao đời nay, cây trúc sống bình yên dưới những tán rừng cổ thụ. Mùa xuân, mưa bụi khói sương giăng mắc. Mặt đất ẩm, mềm, và măng trúc lách kẽ đá vươn lên, vừa đúng ngay mùa lễ hội - mùa cho những người “tàn sát” măng...
![]() |
Dọc đường lên núi có rất nhiều cảnh bán mua như thế này |
![]() |
Đi đào măng trúc, gặp lan rừng thì “lấy” luôn, gì cũng bán được mà! |
![]() |
Rủ nhau “khai thác” măng rừng |
![]() |
Người phụ nữ này cho biết vào mùa lễ hội, mỗi ngày chị đào măng bán được 150.000 - 200.000 đồng. Bây giờ nhiều người khai thác nên phải luồn sâu, leo cao mới kiếm được măng (măng trúc bán tại Yên Tử giá 20.000đ/kg) |
![]() |
Đào được măng rồi, chẳng cần mang vác đi xa, họ cứ men theo đường núi mà bày bán. Ảnh này chụp tại khu vực chùa Hoa Yên, trên độ cao 534m |
![]() |
Gậy trúc cũng bán khắp nơi, lại thêm một kiểu sát hại rừng trúc |
![]() |
Tại khu vực nhà ga cáp treo dưới núi, măng muối vào keo xếp tầng tầng... |
![]() |
Đi Yên Tử về, ai cũng lủng lẳng măng trúc theo về. Ước tính thử xem, mỗi ngày có bao nhiêu ngọn măng bị tiêu diệt? |
![]() |
Bán măng dưới núi, ngoài khu vực di tích. Vừa bán vừa coi chừng... kiểm lâm, thoáng thấy cán bộ kiểm lâm, họ lập tức chạy trốn vào vạt rừng bên đường. |
![]() |
Khu chợ này nằm ngay chân núi, lúc nào cũng nhộn nhịp những măng là măng! |
![]() |
Một góc núi Yên Tử nhìn từ cáp treo |
Cứ cái đà này, trước sau gì rừng trúc cũng sẽ bị người ta “ăn” sạch!
Bình luận hay