25/03/2025 18:31 GMT+7

Viện Y dược học dân tộc TP.HCM chi 120 triệu đồng chăm lo người bệnh

Viện Y dược học dân tộc TP.HCM tổ chức hàng loạt chương trình đồng hành với người bệnh nhân Ngày Công tác xã hội 25-3, với tổng kinh phí 120 triệu đồng.

Viện Y dược học dân tộc TP.HCM chi 120 triệu đồng chăm lo người bệnh - Ảnh 1.

ThS Trần Thúc Bão - trưởng phòng công tác xã hội Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - trò chuyện cùng người bệnh tại ngày hội - Ảnh: Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cung cấp

Chào mừng Ngày Công tác xã hội Việt Nam, chiều 25-3 Viện Y dược học dân tộc TP.HCM tổ chức Ngày hội người bệnh lần 2 trong năm với chủ đề: "Lắng nghe, thấu hiểu - hỗ trợ tận tâm”. Ngày hội đã thu hút đông đảo bệnh nhân và người nhà đang theo dõi, điều trị tại viện.

Phát biểu tại ngày hội, bà Thạch Thu Phượng - phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - cho hay Ngày Công tác xã hội Việt Nam là dịp để tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề, cũng như ghi nhận vai trò và đóng góp của những người làm công tác xã hội.

Trong không khí cả nước chào mừng và hướng về các hoạt động chào mừng Ngày Công tác xã hội, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho người bệnh và tạo sự gắn kết giữa các viên chức, người lao động.

Tại khuôn viên của viện đã có nhiều gian hàng bày trí, thu hút đông đảo bệnh nhân và người nhà như: gian hàng 0 đồng; gian hàng ngâm chân thảo dược cho 200 người bệnh; gian hàng tặng 100 suất ăn, uống miễn phí.

Đồng thời ngày hội đã tặng 600 phần quà miễn phí cho người bệnh nội trú (50.000 đồng/phần), 50 phần quà cho viên chức, người lao động thuộc các đối tượng phụ cấp độc hại (250.000 đồng/phần), tặng 500 đầu sách miễn phí cho người bệnh.

Song song đó còn tổ chức các gian hàng trao đổi quà lưu niệm giữa viên chức, người lao động của viện; viết thiệp chia sẻ, động viên người bệnh nội trú…

Bà Phượng cho biết thêm ngày hội đồng hành với người bệnh là hoạt động thường xuyên viện đã tổ chức trong nhiều năm qua. Tổng kinh phí quà tặng, các nội dung chuẩn bị, tổ chức ngày hội là hơn 120 triệu đồng.

ThS Trần Thúc Bão - trưởng phòng công tác xã hội Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - cho biết đến nay hoạt động công tác xã hội tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM trải qua 8 năm hình thành và phát triển.

Với mục tiêu chung là “lấy người bệnh làm trung tâm”, đơn vị không ngừng cải thiện dịch vụ và mở rộng phạm vi hoạt động, giúp người dân, người bệnh tiếp cận được những dịch vụ y tế.

Phòng công tác xã hội Viện Y dược học dân tộc TP.HCM đã, đang và sẽ cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh, không chỉ là cầu nối giữa bệnh viện và người bệnh, mà còn là biểu tượng của sự sẻ chia, lòng nhân ái, tính nhân văn trong chăm sóc sức khỏe, xây dựng niềm tin và sự hài lòng của người dân đối với ngành y tế.

Một số hình ảnh trong ngày hội tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM:

Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - Ảnh 3.

Ngày hội đã thu hút đông đảo bệnh nhân và người nhà - Ảnh: Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cung cấp

Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - Ảnh 4.

Ngày hội đồng hành với người bệnh là hoạt động thường xuyên đã tổ chức trong nhiều năm qua - Ảnh: Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cung cấp

Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - Ảnh 5.

Có khoảng 200 người bệnh được ngâm chân thảo dược miễn phí tại ngày hội - Ảnh: Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cung cấp

Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - Ảnh 6.

Nhiều người có mặt tại ngày hội viết thiệp chia sẻ, động viên người bệnh đang điều trị nội trú tại viện - Ảnh: Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cung cấp

Vơi nỗi lo bệnh tật nhờ có nhân viên công tác xã hội

Đặt chân đến các bệnh viện, bệnh nhân và người nhà dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhân viên công tác xã hội xen lẫn trong màu áo blouse trắng của bác sĩ, điều dưỡng... Có họ, nỗi lo bệnh tật vơi đi phần nào.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar