22/04/2024 11:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Viện trợ của Mỹ ảnh hưởng đến cuộc chiến Ukraine ra sao?

Sau khi Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ trị giá 61 tỉ USD cho Ukraine cuối tuần trước, giới chuyên gia đã xem xét ý nghĩa gói viện trợ này với Kiev.

Lực lượng Ukraine khai hỏa ở khu vực Kharkov, miền đông nước này, ngày 21-4 - Ảnh: AFP

Lực lượng Ukraine khai hỏa ở khu vực Kharkov, miền đông nước này, ngày 21-4 - Ảnh: AFP

Có thể tạo ra sự khác biệt gì?

Ukraine đã phải vật lộn chống chọi các cuộc tấn công của Nga kể từ khi viện trợ quân sự từ Mỹ dần cạn kiệt vào cuối năm ngoái, đặc biệt là tình trạng thiếu đạn pháo ngày càng nghiêm trọng.

Quân đội nước này đã buộc phải rời bỏ thành phố Avdiivka ở vùng Donbass vào tháng 2-2024 và hiện đang phải chịu áp lực ở Chasiv Yar.

Tỉ lệ Nga tấn công vào thủ đô Kiev cũng tăng gấp đôi, có nghĩa là pháo binh Ukraine ngày càng khó có thể ngăn chặn lực lượng Nga.

Tình trạng thiếu hụt đạn dược nghiêm trọng đến mức một số xạ thủ Ukraine cho biết họ đã chuyển sang bắn đạn khói để dọa quân Nga vì họ không còn đạn. Đồng thời Ukraine đang thiếu hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa.

Trong khi đó Nga chuyển sang tấn công mạnh mẽ vào các nhà máy điện của Ukraine, đánh sập hai nhà máy ở khu vực Kharkov vào tháng 3-2024 và một nhà máy khác ở phía nam Kiev vào đầu tháng này.

Khi nào vũ khí Mỹ có mặt trên chiến trường?

Cuối tuần trước, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết họ đang chuẩn bị một lô hàng để Nhà Trắng phê duyệt gửi tới Ukraine trong vòng vài ngày sau khi Thượng viện tiếp nối Hạ viện phê chuẩn gói hỗ trợ và Tổng thống Joe Biden ký thành luật.

Dự kiến cuộc bỏ phiếu của Thượng viện diễn ra vào ngày 22-4 và lô hàng đầu tiên, có thể tập trung vào pháo binh và phòng không, có thể đến ngay sau đó. Một số loại đạn dược đã được dự trữ ở châu Âu và có thể được chuyển đi trong một hoặc hai tuần.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng sẽ phải mất một thời gian trước khi nhận thấy sự thay đổi trên chiến trường. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo Nga có thể tăng cường tấn công để tạo lợi thế trước.

Dây chuyền sản xuất đạn pháo cỡ nòng 155mm của Mỹ tại bang Pennsylvania ngày 16-4 - Ảnh: AFP

Dây chuyền sản xuất đạn pháo cỡ nòng 155mm của Mỹ tại bang Pennsylvania ngày 16-4 - Ảnh: AFP

Khi nào hỗ trợ của châu Âu sẽ đến Ukraine?

Sự hỗ trợ của châu Âu không nhanh như Mỹ, nơi một số loại đạn dược như đạn pháo do các công ty thuộc sở hữu của chính phủ sản xuất.

Việc sản xuất ở các nước châu Âu phụ thuộc vào các công ty thuộc khu vực tư nhân và việc ký kết hợp đồng mất nhiều thời gian hơn. Nhưng mối lo về khoản viện trợ của Mỹ bị bế tắc thời gian qua đã đẩy nhanh hoạt động ở châu Âu.

Sáng kiến do Cộng hòa Czech dẫn đầu nhằm mua thêm đạn pháo từ các nước trung lập có lượng dự trữ dư thừa đã gom được ít nhất 300.000 quả đạn, đợt hàng đầu tiên sẽ giao trước tháng 6-2024.

Tuần trước Đức cho biết họ sẽ chuyển hệ thống phòng không Patriot, trong khi Hà Lan đề nghị mua Patriot từ các quốc gia khác cho Ukraine.

Tác động trung hạn của viện trợ là gì?

Bên kia chiến tuyến, Nga cũng đang tăng chi tiêu quốc phòng lên tới 7,5% GDP và đổi mới trên chiến trường.

Matxcơva ngày càng sử dụng nhiều loại bom lượn phóng từ trên không, từ những khoảng cách mà Kiev không thể chống trả, và tăng cường sử dụng máy bay không người lái. Nga cũng có lợi thế về số binh sĩ trên mặt trận.

Tờ Guardian dẫn lời các chuyên gia cho rằng Ukraine sẽ khó xoay chuyển thế trận trên chiến trường vào năm 2024.

"Điểm mấu chốt là nguồn tài trợ này có lẽ chỉ có thể giúp ổn định vị thế của Ukraine trong năm nay và bắt đầu chuẩn bị cho các hoạt động vào năm 2025", ông Matthew Savill thuộc tổ chức nghiên cứu quân sự Rusi nhận định.

Trong khi đó, Ben Hodges, cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu, cho rằng 2024 có lẽ là "năm cạnh tranh công nghiệp" khi cả hai bên đều cố gắng tích lũy nguồn lực nhằm tung ra đòn quyết định vào năm tới.

Nga nói Mỹ sẽ 'thất bại nhục nhã' ở Ukraine như ở Afghanistan

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc Mỹ đang tiến hành chiến tranh hỗn hợp ở Ukraine, và rằng Washington sẽ thất bại trong nhục nhã như ở các quốc gia khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: ukraine Nga viện trợ mỸ

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar