15/08/2024 19:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Viện kiểm sát: Khi đi đăng kiểm, chủ xe buộc phải đưa tiền để không bị làm khó

Viện kiểm sát một lần nữa lập luận như vậy, khi có luật sư cho rằng các bị cáo là đăng kiểm viên đã không thỏa thuận trước với chủ xe và cho rằng tiền mà bị cáo nhận chỉ là tiền bồi dưỡng.

Viện kiểm sát: Khi đi đăng kiểm, chủ xe buộc phải đưa tiền để không bị làm khó- Ảnh 1.

Đại diện viện kiểm sát trong phần đối đáp với ý kiến bào chữa của các luật sư trong vụ đăng kiểm - Ảnh: HỮU HẠNH

Ngày 15-8, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã có những quan điểm đối đáp với ý kiến bào chữa của các luật sư, bị cáo ở nhóm trung tâm đăng kiểm khối D (tư nhân) trong vụ án Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Luật sư cho rằng tiền chủ xe đưa cho đăng kiểm viên là tự nguyện bồi dưỡng

Trong phần bào chữa, một số luật sư cho rằng cần phân định rõ số tiền buộc phải chung chi và số tiền bồi dưỡng mà chủ xe tự nguyện cho. 

Trong đó có luật sư của bị cáo Nguyễn Lê Doanh (đăng kiểm viên Trung tâm 50-10D) còn cho rằng mục đích của chủ xe khi đưa tiền là để đăng kiểm viên làm nhanh, bỏ lỗi và để cảm ơn.

Luật sư còn đặt vấn đề: "Đa số các xe khi đến kiểm định đều không có lỗi, nên số tiền đưa là do chủ xe tự nguyện bồi dưỡng có xem là tiền nhận hối lộ không?", và luật sư cho rằng viện kiểm sát không bóc tách được số tiền nhận hối lộ là có khả năng gây oan sai.

Về quan điểm trên của luật sư, viện kiểm sát lập luận: "Về cấu thành của tội nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn, đã nhận tiền hoặc lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Ở đây, khi đưa tiền, những người chủ xe chỉ yêu cầu là đăng kiểm đạt, dù có lỗi hay không.

Khi chủ xe đưa tiền và đăng kiểm viên nhận tiền xong, yêu cầu của chủ xe đã được đăng kiểm viên thực hiện, là xe đó sẽ được đăng kiểm đạt. Như vậy yêu cầu đã được thực hiện".

Cũng theo viện kiểm sát, quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã lấy lời khai của hàng ngàn chủ phương tiện, đối tượng "cò", những người này đều xác định việc đi đăng kiểm là buộc phải đưa tiền để kiểm định đạt.

Hoặc nếu không đưa tiền, xe bị trả không đạt, khi quay lại kiểm định lại phải liên hệ với đăng kiểm viên, hoặc qua "cò" để chi tiền cho đăng kiểm viên thì mới đạt.

Điều đó xác định khi đi kiểm định phương tiện, các chủ xe đều phải đưa tiền vào xe như một quy định bắt buộc để việc đăng kiểm đạt, dù xe có lỗi hay không.

Việc một số luật sư và bị cáo nói không bàn bạc, không thỏa thuận với chủ xe về việc phải làm, không bắt buộc đưa tiền hoặc khi vào làm đã có chủ trương nhận tiền từ trước… là đã cố ý cắt ghép hành vi của các bị cáo, và không đặt trong bối cảnh việc nhận tiền khi kiểm định phương tiện đã là thông lệ chung của cả ngành đăng kiểm.

Nhóm bị cáo ở các trung tâm đăng kiểm tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Nhóm bị cáo ở các trung tâm đăng kiểm tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Viện kiểm sát: Một số luật sư không tôn trọng khách hàng

Theo viện kiểm sát, ở mỗi vụ án, bản thân các bị cáo là những người thực hiện hành vi phạm tội nên là người rõ nhất, hiểu chính xác nhất mình có thực hiện hành vi đó hay không, thực hiện ở mức độ nào.

"Ở vụ án này, trong khi các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, thể hiện thái độ thành khẩn để được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thì nhiều luật sư vẫn phân tích và cho rằng hành vi của thân chủ mình không cấu thành tội phạm, bị cáo không phạm tội. Như vậy các luật sư đang không tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng", đại diện viện kiểm sát nói.

Về việc nhiều luật sư đề nghị áp dụng cho thân chủ tình tiết giảm nhẹ vì tích cực hợp tác với các cơ quan tố tụng theo điểm t, khoản 1 điều 51 Bộ luật Hình sự, viện kiểm sát lập luận:

Để được áp dụng tình tiết này, các bị cáo phải thực sự có các hành vi giúp cơ quan tố tụng giải quyết nhanh chóng vụ án như hỗ trợ đối chiếu số liệu, sổ sách; khai báo những nội dung để làm rõ hành vi phạm tội của người khác…

Trong khi đó có bị cáo trong quá trình điều tra cơ quan điều tra phải mời nhiều lần mới lên làm việc. Khi cơ quan điều tra có đủ tài liệu đấu tranh mới thừa nhận hành vi, nhưng tại tòa bị cáo lại đề nghị được hưởng tình tiết tích cực hợp tác là không có căn cứ.

Các bị cáo chỉ khai báo rõ hành vi của chính mình thì viện kiểm sát chỉ đề nghị áp dụng điểm s khoản 1 điều 51 Bộ luật Hình sự (người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải) đối với các bị cáo là phù hợp.

Vụ án Cục Đăng kiểm: Viện kiểm sát nói một số luật sư bào chữa kiểu ‘hai hàng’

Theo đại diện viện kiểm sát, không thể có chuyện các bị cáo trong vụ đăng kiểm vừa nhận tội, đề nghị áp dụng tình tiết thành khẩn khai báo, lại vừa cho rằng hành vi của bị cáo là không có lỗi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để nhận được tiền bồi thường khi người vi phạm đã đi tù?

Gia đình tôi có người bị hại trong vụ án hình sự, nay người phạm tội đã đi tù, vậy làm sao nhà tôi nhận được tiền bồi thường?

Làm thế nào để nhận được tiền bồi thường khi người vi phạm đã đi tù?

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Bộ Công an xác định nhóm giang hồ do Nguyễn Công Huân cầm đầu móc nối một số nghi phạm hình sự phức tạp, hoạt động cho vay lãi nặng, mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, mua bán ma túy.

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Chống buôn lậu, hàng giả 18-5: TP.HCM chuyển công an hồ sơ nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả

Sở Y tế TP.HCM cho hay, trong năm 2024, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 174 cơ sở bán buôn thuốc, 344 cơ sở bán lẻ thuốc, 40 cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ dược liệu và ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Chống buôn lậu, hàng giả 18-5: TP.HCM chuyển công an hồ sơ nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’

Ngày 18-5, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam/tạm giữ hình sự 11 người để điều tra về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, “mua bán trái phép chất ma túy”, “sản xuất, buôn bán hàng cấm”.

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’

Vụ 'Cây chổi vàng': Những bị can nào bị truy tố theo khung từ 12-20 năm tù?

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội "cưỡng đoạt tài sản" theo khoản 4 điều 170 Bộ luật Hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.

Vụ 'Cây chổi vàng': Những bị can nào bị truy tố theo khung từ 12-20 năm tù?

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar