26/02/2025 16:05 GMT+7

Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giảm 12 đầu mối

Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giảm tới 12 đầu mối, từ 38 đơn vị còn 26 đơn vị sau khi sắp xếp, tổ chức lại.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giảm 12 đầu mối - Ảnh 1.

Ông Phan Chí Hiếu - chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 32 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ 1-3.

Hợp nhất nhiều tổ chức khoa học, công nghệ công lập

 Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách.

Mục tiêu nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tư vấn về chính sách phát triển trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo nguồn nhân lực về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật.

Điểm đáng chú ý là cơ cấu tổ chức mới của viện đã giảm từ 38 đơn vị xuống chỉ còn 26 đơn vị. Trong đó có 4 đơn vị chuyên môn; 19 tổ chức khoa học và công nghệ công lập; 3 đơn vị sự nghiệp công lập khác.

Với việc giảm tới 12 đầu mối, nhiều đơn vị thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được hợp nhất.

Trong đó với các đơn vị chuyên môn giữ nguyên Ban Tổ chức - Cán bộ, Văn phòng; Ban Hợp tác Quốc tế, nhập Ban Kế hoạch - Tài chính và Ban Quản lý khoa học là Ban Tài chính và Quản lý khoa học.

Đối với các viện chuyên môn khoa học, giữ nguyên Viện Nhà nước và Pháp luật; Viện Triết học; Viện Sử học; Viện Văn học; Viện Ngôn ngữ học; Viện Nghiên cứu Hán - Nôm;

Viện Nghiên cứu văn hóa; Viện Khảo cổ học; Học viện Khoa học xã hội; Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Viện Thông tin Khoa học xã hội; Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi; Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.

Nhiều đơn vị được sáp nhập với tên gọi mới. Bao gồm: Viện Nghiên cứu con người, gia đình và giới; Viện Dân tộc học và Tôn giáo học; Viện Xã hội học và Tâm lý học; Viện Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương;

Viện Nghiên cứu châu Âu và châu Mỹ; Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới; Viện Địa lý nhân văn và Phát triển bền vững; Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên; Nhà xuất bản và tạp chí Khoa Học Xã Hội.

Chủ tịch, phó chủ tịch của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc diện sắp xếp, tổ chức lại được tiếp tục hoạt động đến khi có cơ cấu tổ chức mới, chậm nhất đến hết ngày 31-3.

Văn phòng Chính phủ giảm hai đơn vị

Chính phủ cũng vừa ban hành nghị định số 36 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ. Đây là cơ quan có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức các hoạt động chung.

Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính.

Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo cơ cấu mới, Văn phòng Chính phủ có 18 đơn vị, giảm 2 đơn vị so với trước đây. Bao gồm các vụ, cục: Tổng hợp; Pháp luật; Kinh tế tổng hợp; Công nghiệp; Nông nghiệp; Khoa giáo - Văn xã;

Đổi mới doanh nghiệp; Quan hệ quốc tế; Nội chính; Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể; Vụ Thư ký - Biên tập; Vụ Hành chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Một số vụ đổi tên gọi, bao gồm vụ: Theo dõi công tác thanh tra (Vụ I); Tổ chức công vụ; hợp nhất các cục quản trị là Cục Quản trị - Tài vụ; giảm Vụ Kế hoạch và Tài chính.

Ông Trần Văn Sơn hiện là bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, với 4 phó chủ nhiệm là bà Mai Thị Thu Vân, ông Nguyễn Sỹ Hiệp, ông Đỗ Ngọc Huỳnh và ông Trịnh Mạnh Linh.

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Ngoại giao có gì thay đổi?

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 28 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.




Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Nhiều dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận chậm tiến độ do vướng mắc về khung giá điện, đặc biệt với các dự án điện gió và thủy điện tích năng.

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh thuế với đất bỏ hoang

Ông Nguyễn Quốc Hận, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, chỉ ra bất cập khi tồn tại lượng lớn diện tích đất hoang hóa tại các địa phương.

Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh thuế với đất bỏ hoang

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Thủ tướng: Nhiều vụ cán bộ bị xử lý kỷ luật có nguyên nhân là cấp trên 'ôm' việc cấp dưới

Bài học từ nhiều vụ việc khiến nhiều cán bộ bị xử lý, kỷ luật, kể cả xử lý hình sự, Thủ tướng cho rằng có nguyên nhân từ việc cấp trên 'ôm' cả những việc cụ thể mà không phân cấp, phân quyền cho cấp dưới.

Thủ tướng: Nhiều vụ cán bộ bị xử lý kỷ luật có nguyên nhân là cấp trên 'ôm' việc cấp dưới

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương ngày 24 và 25-5

Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức theo nghi thức Quốc tang, diễn ra từ ngày 24 đến 25-5.

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương ngày 24 và 25-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar