22/10/2007 08:11 GMT+7

Viêm họng kéo dài

BS LÊ THÚY TƯƠI
BS LÊ THÚY TƯƠI

TTO - Em (23 tuổi) bị khạc đờm hơn một tháng rồi, không ho, không bị cảm sốt, cơ thể rất bình thường. Mỗi ngày khạc khoảng 9, 10 lần. Em đi khám thì một bác sĩ nói bị viêm họng cấp, một bác sĩ nói bị viêm amygdale.

Phóng to
TTO - Em (23 tuổi) bị khạc đờm hơn một tháng rồi, không ho, không bị cảm sốt, cơ thể rất bình thường. Mỗi ngày khạc khoảng 9, 10 lần. Em đi khám thì một bác sĩ nói bị viêm họng cấp, một bác sĩ nói bị viêm amygdale.

Em đã uống thuốc nhưng không bớt. Không biết em phải khám ở đâu cho chính xác nữa. Không biết là em bị bệnh gì, làm cách nào cho khỏi. Xin bác sĩ chỉ cụ thể giùm. (nguyen huong)

Trả lời của Phòng mạch online:

- Amygdale là tổ chức hạch tọa lạc trên miếng đất là họng. Thường viêm họng đều kèm theo viêm amygdale bởi vi khuẩn nơi đây không chọn lựa rạch ròi đâu. Cả hai bác sĩ khám cho em đều nói đúng cả.

Theo tôi nếu đã điều trị cả tháng mà không hết thì em nên khám ở bệnh viện Tai Mũi Họng. Họ sẽ ngoáy họng cấy vi trùng, làm kháng sinh đồ. Có thể những thuốc em dùng đám vi khuẩn này đã kháng thuốc. Cũng có thể em mới 23 tuổi hay bị lạnh, lạnh là một trong những yếu tố dễ làm cho viêm họng dai dẳng hoặc tái phát.

Một vấn đề nữa cũng cần nhắc là khi viêm họng em không được uống nước đá, không ăn kem bởi nhiệt độ ở họng thay đổi cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn ở đây tung hoành. Chuyện khạc đờm chứng tỏ họng của em bị viêm phù nề, xuất tiết.

Trước mắt em nên dùng nước muối (pha 9g muối cho một lít nước), súc họng nhiều lần trong ngày. Uống một ngụm nước muối, ngửa cổ ra sau để nước muối giúp sát khuẩn vùng họng. Một bát cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu làm vi khuẩn nơi đây từ sợ đến bị tiêu diệt. Một chút dầu xanh thả vào tô nước đun sôi, bên trên có một cái phễu bằng bìa do em tự tạo, dùng mũi hít tinh dầu cho chúng chạy vào họng cũng có tác dụng sát trùng.

Tất cả những thứ tôi kể cùng với uống kháng sinh mà bác sĩ Tai Mũi Họng ghi cho em sẽ làm họng của em chóng lành. Tôi tin là sau "đại dịch viêm họng" này em sẽ có kinh nghiệm khi bị tái phát và biết cách phòng bệnh tốt hơn. Nếu em ở miền Bắc thì mấy hôm nay trời trở lạnh, rất nhiều người bị viêm họng.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: [email protected]

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

BS LÊ THÚY TƯƠI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar