Cách phòng chống và ứng cứu khi xảy ra hỏa hoạn ở chung cư, nhà ở
Bạn có biết | 16/09/2023

Cách phòng chống và ứng cứu khi xảy ra hỏa hoạn ở chung cư, nhà ở

Nhằm cung cấp cho người dân kiến thức phòng cháy chữa cháy, kỹ năng thoát hiểm cũng như ứng cứu người bị nạn khi xảy ra cháy, nhất là chung cư mini. Tuổi Trẻ Online tổ chức buổi giao lưu trực tuyến chủ đề 'Thoát nạn và ứng cứu khi xảy ra cháy'...

Nguyễn Hoài An: Có ý kiến như này: "Khó mà cứu hộ mỗi khi có cháy. Có rà soát hay kiểm tra cho kỹ cũng không bao giờ hiệu quả. Lý do, dây điện thì y như mạng nhện. Nhà thì trong hẻm cùng hẻm cụt. Nhà nào cũng rào khung cửa chống trộm chống cướp. Đường xá thì không thông thoáng để xe chữa lửa tới kịp tới nhanh hiện trường. Từ khi bắt đầu cháy cho tới khi xe cứu hỏa tới nơi cũng xong hết 1/2 phần thiêu rụi rồi". Xin hỏi bên PCCC có ý kiến gì và liệu có kiến nghị gì đối với những phản ảnh của người dân?

Thiếu tá Nguyễn Danh Luân: Việc tự kiểm tra an toàn PCCC đối với các hộ gia đình là rất cần thiết. Chủ căn hộ cần thường xuyên kiểm tra về hệ thống các thiết bị liên quan nguồn lửa, nhiệt, thiết bị điện để sửa chữa, thay thế các thiết bị hư hỏng.

Khi lắp đặt các thiết bị tiêu thụ điện, cần kiểm tra nguồn dây dẫn điện có chịu tải được không, như vậy sẽ giảm thiểu được nhiều vụ cháy liên quan nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn điện liên quan đến ngôi nhà.

Đối với các ngôi nhà nằm sâu trong ngõ hẻm, khi xảy ra cháy, lực lượng cảnh sát PCCC khó tiếp cận chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức kỹ năng an toàn PCCC cho các thành viên trong gia đình sẽ giúp công tác phòng ngừa, hạn chế các vụ cháy, thiệt hại do cháy nổ xảy ra.

Duy Toàn: Vừa qua, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại cả về người và tài sản, trong đó thiệt hại về người chủ yếu là do bị ngạt khói và tạt lửa khi thoát khỏi đám cháy. Cục PCCC cho tôi hỏi, mình mở cửa phòng tránh lửa tạt từ bên ngoài khi thoát khỏi đám cháy như thế nào?

Thiếu tá Nguyễn Danh Luân: Khi di chuyển ra cửa, tuyệt đối không thò mặt ra, người phải nấp sau cánh cửa. Dùng mu bàn tay chạm vào tay nắm cửa, cánh cửa. Nếu nhiệt độ cao tuyệt đối không mở cửa ra. Nếu nhiệt độ thấp thì từ từ mở cửa ra, kiểm tra nhiệt độ chênh lệch giữa hành lang và trong phòng, từ đó di chuyển thoát nạn nếu không có chệnh lệch nhiệt độ lớn.

Bạn đọc có thể xem thêm: Thoát nạn và ứng cứu ra sao khi xảy ra cháy?

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng