Ăn rau mồng tơi tốt cho sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ
Sức khỏe | 04/12/2023

Ăn rau mồng tơi tốt cho sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ

THANH VY
và 1 tác giả khác

Rau mồng tơi tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn sai cách sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

1. Suy nhược cơ thể

Trong mồng tơi có chứa hàm lượng cao axit oxalic, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây cản trở cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Từ đó khiến bạn bị thiếu chất, ảnh hưởng sức đề kháng và suy yếu.

2. Gây tiêu chảy

Mồng tơi giúp nhuận tràng, chất xơ trong loại rau này giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Với những người đang suy nhược thì lại càng nguy hiểm.

3. Tăng nguy cơ sỏi thận

Hợp chất Purin trong mồng tơi nếu nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ chuyển thành axit uric, làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Những người bị bệnh sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi.

4. Tạo mảng bám trên răng

Trong mồng tơi chứa axit oxalic, không hòa tan trong nước. Đây là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác nhớt trong miệng khi ăn loại rau này. Chất này cũng làm hình thành các mảng bám trên răng, vì thế sau khi ăn mồng tơi, bạn cần chải răng thật sạch.

5. Nguy cơ mắc các bệnh khác

Bất kỳ loại thực phẩm nào nếu ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Ngoài những tác hại trên, mồng tơi nếu lạm dụng còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút, ngộ độc, tăng axit uric trong máu…

Những lưu ý khi ăn rau mồng tơi

- Thứ 1: Khi ăn rau mồng tơi nên kết hợp với các thực phẩm có chứa vitamin C để giúp trung hòa lượng axit oxalic trong loại rau này.

- Thứ 2: Không nên ăn mồng tơi với thịt bò vì làm mất đi tác dụng nhuận tràng, có thể gia tăng tình trạng táo bón.

- Thứ 3: Không để qua đêm các món chế biến với mồng tơi vì sẽ gây biến chất và có nguy cơ ngộ độc.

- Thứ 4: Những người có cơ địa hàn, người bệnh sỏi thận, rối loạn tiêu hóa…cần thận trọng với loại rau này.

Những trường hợp cụ thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Xem thêm: Công dụng của rau mồng tơi đối với sản phụ, người yếu sinh lý, bệnh xương khớp

Xem thêm: Tác dụng phụ của khổ qua và ai không nên ăn loại quả này

Xem thêm: Ăn bông cải trắng thường xuyên có tốt cho sức khỏe không?

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng