10/09/2020 10:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Video lính Trung Quốc, Ấn Độ ẩu đả ở khu vực biên giới là thật hay giả?

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Một video cho thấy quân đội Trung Quốc và Ấn Độ ẩu đả ở khu vực biên giới tranh chấp đang lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc.

Video lính Trung Quốc, Ấn Độ ẩu đả ở khu vực biên giới là thật hay giả? - Ảnh 1.

Hình ảnh từ đoạn phim cho thấy lính Trung Quốc và Ấn Độ ẩu đả ở biên giới tranh chấp - Ảnh chụp màn hình

Tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 10-9 dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết đoạn phim xuất hiện lần đầu trên mạng vào tối 8-9.

Video cho thấy lính Trung Quốc trang bị gậy gộc và khiên chống bạo động. Một số binh sĩ Ấn Độ có đeo súng trên lưng nhưng không bắn.

Đoạn phim mờ cho thấy được quay trên điện thoại và đã có hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội Trung Quốc.

Video cho thấy lính Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả ở biên giới - Nguồn: SCMP

Một nhà phân tích quân sự giấu tên nói với tờ SCMP rằng đoạn phim có thể không phải là vụ đụng độ xảy ra vào ngày 15-6 mà là vụ ẩu đả trước đó xảy ra dọc theo sông Galwan vào tháng 5.

"Xem xét vũ khí họ dùng thì có thể video này là từ cuộc đụng độ tháng 5, vì tôi biết là hai nước gửi các đơn vị được trang bị vũ khí tốt hơn từ sau tháng 5", nguồn tin của SCMP nói.

Còn ngày 15-6 thì binh lính hai nước đã ẩu đả ở thung lũng Galwan, vùng Ladakh của Ấn Độ. Vụ việc khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng còn Bắc Kinh từ chối thông báo thương vong.

Nguồn tin của SCMP cho rằng có thể Bắc Kinh đã lan truyền đoạn phim để cho thấy họ có bằng chứng về các cuộc tranh chấp diễn ra dọc biên giới hai nước.

"Đây có thể là cách Bắc Kinh nói với người dân Trung Quốc và Ấn Độ rằng họ có bằng chứng cho thấy ai đã phá vỡ thỏa thuận (không dùng vũ khí) và ai là người khơi mào cuộc chiến", nguồn tin cho biết.

Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã leo thang căng thẳng từ tháng 5. Một loạt các cuộc đàm phán ngoại giao và quân sự được tổ chức sau đó để xoa dịu căng thẳng.

Tuy nhiên, căng thẳng tiếp tục leo thang lần nữa vào ngày 7-9 khi Trung Quốc tố Ấn Độ nổ súng khiêu khích ở Pangong Tso. Đây cũng là phát súng đầu tiên sau 4 thập kỷ được khai hỏa tại khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước, theo Hindustan Times.

Trung Quốc tố Ấn Độ nổ súng tại khu vực biên giới

TTO - Trung Quốc cáo buộc lực lượng quân đội Ấn Độ vi phạm thỏa thuận song phương khi bắn cảnh cáo chỉ thiên trong một cuộc đụng độ cùng binh sĩ Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp hôm 7-9.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ lắp đặt lò đốt rác tại cơ sở giam giữ người nhập cư mới?

Video lan truyền cho thấy các lò đốt rác được lắp tại cơ sở giam giữ người nhập cư "Alligator Alcatraz" mới ở bang Florida, Mỹ.

Mỹ lắp đặt lò đốt rác tại cơ sở giam giữ người nhập cư mới?

Sự thật về bức ảnh Nhà Trắng chuyển sang đỏ rực

Bức ảnh lan truyền trên mạng cho thấy Nhà Trắng rực đỏ trong ánh đèn, khiến nhiều người đồn đoán về một “sự kiện bí ẩn sắp xảy ra”.

Sự thật về bức ảnh Nhà Trắng chuyển sang đỏ rực

Tòa Công lý quốc tế tuyên bố Israel là quốc gia bất hợp pháp?

Một video lan truyền trên mạng xã hội khẳng định Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã tuyên bố Israel là "một quốc gia bất hợp pháp".

Tòa Công lý quốc tế tuyên bố Israel là quốc gia bất hợp pháp?

Con gái cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton phải trả lại 2,2 triệu USD cho USAID?

Tin đồn trên mạng cho rằng bà Chelsea Clinton phải hoàn trả 2,2 triệu USD cho Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID).

Con gái cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton phải trả lại 2,2 triệu USD cho USAID?

Xôn xao thông tin lãnh đạo Mossad bị Iran ám sát

Mạng xã hội rộ lên tin đồn chấn động: Giám đốc cơ quan tình báo Mossad của Israel - ông David Barnea - đã bị lực lượng Iran ám sát.

Xôn xao thông tin lãnh đạo Mossad bị Iran ám sát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar