31/07/2022 12:40 GMT+7

Vị trí xác tên lửa Trường Chinh: Mỹ nói ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc nói gần Biển Đông

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Bộ Tư lệnh không gian Mỹ nói các mảnh tên lửa Trường Chinh của Trung Quốc đã rơi xuống Ấn Độ Dương và gợi ý muốn biết thêm thì liên hệ Bắc Kinh. Phía Trung Quốc lại đưa ra một tọa độ gần khu vực Biển Đông.

Vị trí xác tên lửa Trường Chinh: Mỹ nói ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc nói gần Biển Đông - Ảnh 1.

Tên lửa đẩy Trường Chinh 5B rời bệ phóng hôm 24-7 - Ảnh: REUTERS

Tên lửa đẩy Trường Chinh 5B được phóng lên quỹ đạo hồi tuần trước, mang theo môđun thứ hai trong trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc. Xác tên lửa sau đó trở thành rác vũ trụ và rơi không kiểm soát trở lại Trái đất.

"Các vị nên hỏi Trung Quốc về các khía cạnh kỹ thuật trong vụ việc lần này, chẳng hạn như khả năng phát tán mảnh vỡ + vị trí tác động", Bộ Tư lệnh không gian Mỹ gợi ý trên Twitter rạng sáng 31-7 (giờ Việt Nam).

Theo quân đội Mỹ, xác tên lửa Trường Chinh 5B tiến vào bầu khí quyển Trái đất trên khu vực Ấn Độ Dương lúc 10h45 sáng 30-7 theo giờ Mỹ, tức tối cùng ngày theo giờ Việt Nam.

Trong một tuyên bố sau đó đăng trên tài khoản WeChat, Cơ quan Không gian có người lái Trung Quốc đã đưa ra tọa độ khu vực xác tên lửa có thể rơi xuống ở biển Sulu, cách bờ biển phía đông đảo Palawan của Philippines khoảng 57km.

"Hầu hết các thiết bị của tên lửa đã bị phá hủy trong quá trình trở lại Trái đất", phía Trung Quốc khẳng định nhưng không nêu cụ thể những khu vực khác có mảnh vỡ.

Cơ quan vũ trụ Malaysia cho biết họ phát hiện mảnh vỡ tên lửa bốc cháy khi nó trở lại Trái đất trước khi rơi xuống biển Sulu, phía đông bắc đảo Borneo.

"Các mảnh vỡ của tên lửa bốc cháy khi đi vào khí quyển Trái đất. Những mảnh vỡ đang cháy này cũng vượt qua không phận Malaysia và có thể được nhìn thấy ở một số khu vực bao gồm vùng trời xung quanh bang Sarawak", phía Malaysia thông báo sáng 31-7.

Biển Sulu rộng khoảng 260.000km2, được ngăn cách với Biển Đông bằng đảo Palawan của Philippines và giáp với hai nước là Malaysia, Philippines.

Người đứng đầu Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson đã chỉ trích Bắc Kinh trên Twitter, nói rằng việc không chia sẻ chi tiết về quá trình trở lại của tên lửa là vô trách nhiệm và mạo hiểm.

"Tất cả các quốc gia du hành vũ trụ nên tuân theo các phương pháp tốt nhất đã được thiết lập và thực hiện phần việc của mình là chia sẻ trước loại thông tin này", ông Nelson nêu vấn đề.

Đối với tên lửa cỡ lớn như Trường Chinh 5B, theo ông Nelson, điều này càng phải cần chia sẻ hơn để có những tính toán giảm thiểu thiệt hại cho người và tài sản trên mặt đất.

Truyền thông Trung Quốc chỉ trích phương Tây luôn cố gắng thổi phồng vấn đề để bêu xấu Bắc Kinh và vụ tên lửa Trường Chinh 5B lần này chỉ là một ví dụ nữa cho nỗ lực đó.

Đây không phải lần đầu các phương tiện trong chương trình vũ trụ của Trung Quốc gây lo ngại. Vào năm 2020, các mảnh vỡ từ một tên lửa khác của Trung Quốc đã rơi xuống các ngôi làng ở Bờ Biển Ngà, gây ra thiệt hại nhà cửa nhưng may mắn không làm ai bị thương hay tử vong.

Tranh cãi việc Trung Quốc chỉ dùng tiếng Trung trên trạm Thiên Cung

TTO - Những ngày qua, mạng xã hội hỏi đáp Quora bất ngờ sôi nổi với những tranh luận quanh việc vì sao trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc chỉ sử dụng tiếng Trung mà không có tiếng Anh - một ngôn ngữ quốc tế.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar