16/09/2013 16:18 GMT+7

Vì tình yêu nghề, nhà báo quên nguy hiểm để săn tin

TR.N. thực hiện
TR.N. thực hiện

TTO - Theo dõi loạt bài phóng viên chiến trường đăng trên Tuổi Trẻ Online (từ 10 đến 16-9), phóng viên ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1972 Nick Út dành cho chúng tôi những chia sẻ về nghề nghiệp đặc biệt này.

Phóng to
Nick Út với phía sau là bức ảnh đoạt giải Pulitzer chụp cô bé Kim Phúc bị bỏng do bom napalm trong chiến tranh Việt Nam - Ảnh: facebook N.U
Phóng to

Phóng viên Remi Ochlik đeo mặt nạ chống độc như "người ngoài hành tinh" khi tác nghiệp trong cuộc xung đột ở Cairo (Ai Cập) - Ảnh: Reuters.

Phóng to
Một binh sĩ giương nòng súng đe dọa một nhà báo quay phim tại khu vực Palestine - Israel. Ảnh: reporter.
Phóng to
Một phóng viên gục ngã khi tác nghiệp trong cuộc xung đột Ai Cập. Ảnh: Reuters.

"Chúng tôi tin chúng tôi tạo ra thay đổi"

Sứ mệnh của chúng tôi là nêu lên sự thật. Chúng tôi gửi về bản thảo thô đầu tiên của lịch sử. Chúng tôi tạo ra sự khác biệt trong việc vạch trần những điều khủng khiếp trong chiến tranh một cách xác đáng và khách quan, đặc biệt là những hành động tàn bạo lên dân thường.

Những phóng viên đưa tin về chiến trường gánh trên vai trách nhiệm và đối mặt với nhiều chọn lựa khó khăn. Đôi lúc họ phải trả một giá khủng khiếp (bị giết, bắt cóc...).

Nhiều người tự hỏi liệu (việc đưa tin chiến trường) có xứng với cái giá phải trả bằng mạng sống, nỗi buồn và mất mát? Liệu chúng ta có thể thay đổi được gì? Tôi từng đối mặt với câu hỏi này khi bị thương. Câu trả lời của tôi lúc đó lẫn bây giờ là nó xứng đáng.

Lời nhà báo nữ Marie Colvin, thiệt mạng tại Syria ngày 22-2-2012

* Rất nhiều phóng viên chiến trường tiếp tục thiệt mạng khi các cuộc chiến vẫn diễn ra (Iraq, Syria…), có phải ngày nay để có thông tin họ dám chấp nhận rủi ro hơn hay các cuộc xung đột ngày càng nguy hiểm hơn?

- Phóng viên chiến trường thì luôn luôn chấp nhận sự nguy hiểm. Vì họ yêu nghề nghiệp nên quên đi hiểm nguy để săn tin.

Tôi nhớ hồi chiến tranh Việt Nam, các phóng viên chiến trường của Hãng thông tấn AP nơi tôi làm việc ai cũng từng bị thương tích. Bản thân tôi bị thương ba lần, một lần suýt chết vì xe cán phải mìn chống tăng. Anh trai đồng thời cũng là người dạy tôi chụp ảnh là Huỳnh Văn Mỹ "sinh nghề tử nghiệp" khi mới 27 tuổi.

Tôi cho rằng các chiến trường hôm nay như Afghanistan, Iraq, Syria… có mức độ nguy hiểm hơn các chiến trường nhiều thập niên trước.

Phóng viên chiến trường ngày nay cũng khác với thời chiến tranh Việt Nam.

Về phương tiện tác nghiệp thì hiện phóng viên chiến trường chỉ cần máy tính xách tay nối mạng, hai máy ảnh kỹ thuật số. Phóng viên chiến trường phải theo dõi tin tức mỗi ngày để biết địa điểm các trận đánh. Nếu họ thông thạo ngôn ngữ địa phương thì tốt hơn là thuê phiên dịch.

* Mỗi lần chứng kiến cảnh tượng đau lòng, phóng viên chiến trường thường bị giằng xé tâm lý: tiếp tục tác nghiệp với “cái đầu lạnh” để ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hay phải thể hiện đạo đức con người bình thường: giúp đỡ đồng loại trước tiên. Anh có thể cho biết quan điểm cá nhân về tranh luận này?

- Tôi luôn tìm kiếm những hình ảnh mang tính khoảnh khắc. Tùy từng trường hợp cụ thể, với trách nhiệm một phóng viên bạn cần có được những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc rồi sau đó sẽ giúp nạn nhân (nếu có thể).

Ví dụ trong hoàn cảnh nạn nhân bị thương vì bom rơi đạn nổ đang được nhiều người xung quanh cứu chữa thì phóng viên nên tiếp tục trách nhiệm thực hiện phóng sự ảnh của mình, để ghi lại những khoảnh khắc sự kiện mà công chúng rất cần được thấy sau này.

Năm 1994, phóng viên Nam Phi Kevin Carter đoạt giải Pulitzer với bức ảnh chụp con kền kền phía sau một đứa trẻ sắp chết vì đói tại Sudan. Sự chỉ trích của một bộ phận công chúng khiến Carter phải tự tử ở tuổi 33 vì không chịu nổi áp lực.

Thực tế sau khi chụp xong Carter đã đuổi con chim đi và đứa bé được cứu sống lúc đó. Nếu Carter không chụp khoảnh khắc đó thì thế giới đã không có được một bức ảnh đầy giá trị khiến mọi người quan tâm đến nạn đói ở châu Phi như thế.

* Ngày nay, nhờ mạng xã hội, YouTube… các hình ảnh chiến sự, vùng xung đột có thể được những nhà báo công dân chụp, quay và đưa nhanh lên mạng. Điều này liệu có khiến vai trò và giá trị của phóng viên chiến trường giảm đi?

- Trong tình hình nhiều cơ quan báo chí cắt giảm nhân sự, các đài truyền hình đóng cửa bớt văn phòng đại diện, ngay cả hãng thông tấn lớn như AP, AFP, Reuters giờ cũng hạn chế đưa phóng viên đi tường thuật chiến tranh vì nguy hiểm và tốn kém chi phí.

Các bức ảnh của nhà báo công dân có thể không đẹp nhưng họ có mặt đúng thời điểm, trước lúc các phóng viên đến. Thực tế là phóng viên chuyên nghiệp có thể đưa tin ảnh chậm hơn cả những người dân dùng điện thoại thông minh như iPhone để chụp, quay phim và nhanh chóng tải lên mạng xã hội.

* Theo anh, các phóng viên Việt Nam có nên đến các điểm nóng thế giới như Syria, Iraq… hay không?

- Tôi nghĩ nếu có điều kiện, phóng viên Việt Nam nên có mặt tại các điểm nóng như Iraq, Syria dù một chuyến công tác như vậy phải trên hai tuần và tốn kém chi phí.

Các tòa soạn nào không có điều kiện thì chọn cách mua hình ảnh và thông tin từ các hãng thông tấn sẽ thuận tiện hơn.

"Phóng viên chiến trường làm một “công việc đặc biệt” trong một "hoàn cảnh đặc biệt” và thường phải có những “quyết định đặc biệt”. Họ là người giỏi nghề, từng trải, can đảm và bình tĩnh. Họ có sự quan sát, biết phân tích, đánh giá và phán đoán sáng suốt tình huống. Mỗi khi đến nơi nào đó tác nghiệp, phóng viên chiến trường có sự tìm hiểu, nắm chắc các yếu tố về địa lý, con người, tập quán. Một yếu tố khác không thể thiếu là sự may mắn" - Nguyễn Văn Vinh, nguyên phóng viên truyền hình (video journalist) của Hãng thông tấn Reuters từng tác nghiệp ở chiến trường Afghanistan.

Xem loạt bài phóng viên chiến trường trên Tuổi Trẻ Online:

* Kỳ 1:

* Kỳ 2:

* Kỳ 3:

* Kỳ 4:

* Kỳ 5:

* Kỳ 6:

TR.N. thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ: cố cứu rùa trên cao tốc dẫn đến tai nạn liên hoàn, một người thiệt mạng

Người đàn ông 77 tuổi tử vong khi băng qua cao tốc I-95 ở Florida để cứu một con rùa, gây tai nạn liên hoàn.

Mỹ: cố cứu rùa trên cao tốc dẫn đến tai nạn liên hoàn, một người thiệt mạng

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Mỹ chuyển giao đạn pháo cho Ukraine sau tuyên bố của ông Trump về việc tiếp tục viện trợ vũ khí tự vệ cho Kiev.

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

Báo The Kyiv Independent đăng tin: 'Đêm thứ hai liên tiếp, tiếng nổ và báo động không kích đã làm rung chuyển thủ đô Kiev và các thành phố xa tiền tuyến, khi Nga tấn công quy mô lớn khắp Ukraine ngày 10-7'.

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD

Giá cổ phiếu tăng đã đẩy giá trị vốn hóa thị trường của NVIDIA vượt 4.000 tỉ USD ngày 9-7, trở thành công ty đầu tiên làm được điều này.

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Ngày 9-7, Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ áp mức thuế quan lên tới 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Brazil sau cuộc cãi vã công khai trong tuần này với người đồng cấp Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt

Ông Trump: Mỹ tốt với châu Phi hơn Trung Quốc; Ông Trump chỉ trích các chính sách của Brazil; Mỹ và Ukraine bàn cách trừng phạt Nga nặng hơn.

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar