03/04/2020 13:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao Singapore từ hơn 100 lên hơn 1.000 ca COVID-19 trong 1 tháng?

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Singapore từng là một trong những quốc gia được xem là hình mẫu về cách chống dịch COVID-19, nhưng chỉ sau một tháng, đảo quốc này đã tăng vọt từ hơn 100 ca lên hơn 1.000 ca. Điều gì đã xảy ra?

Vì sao Singapore từ hơn 100 lên hơn 1.000 ca COVID-19 trong 1 tháng? - Ảnh 1.

Người dân giữ khoảng cách khi đi trên thang cuốn tại một trung tâm thương mại ở Singapore - Ảnh: REUTERS

Đầu tháng 3, Singapore chỉ có hơn 100 ca COVID-19 và đã có các biện pháp mạnh như truy dấu tích cực người nghi nhiễm, cách ly nghiêm ngặt, hạn chế đi lại và có tỉ lệ xét nghiệm hàng loạt thuộc hàng đầu thế giới.

Tính đến ngày 25-3, Singapore đã thực hiện 6.800 xét nghiệm/1 triệu người, trong khi Hàn Quốc là 6.500 xét nghiệm/1 triệu người, Đài Loan 1.000 xét nghiệm/1 triệu người. Trường học và ngay cả trung tâm thương mại trên đảo quốc sư tử vẫn mở cửa, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Nhiều nước nhìn vào Singapore để học hỏi cách chống dịch.

Tuy nhiên, đến đầu tháng 4, Singapore đã vượt mốc 1.000 ca bệnh khi chứng kiến số ca nhiễm tăng kỷ lục trong ngày 1-4 (74 ca) và 2-4 (tăng 49 ca). Điều gì đã xảy ra?

Làn sóng lây nhiễm thứ hai

Các chuyên gia cho biết sự tăng vọt các ca nhiễm tại đất nước 5,7 triệu dân này là do làn sóng lây bệnh thứ hai, theo báo South China Morning Post ngày 3-4.

Làn sóng đầu tiên bắt đầu khi du khách từ Trung Quốc đại lục sang và lây cho người dân Singapore trong giai đoạn đầu của sự bùng phát toàn cầu. Những bệnh nhân đầu tiên xuất hiện trước khi chính quyền Singapore kịp thực hiện bất kỳ hạn chế du lịch nào.

Khi số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) tăng lên, Chính phủ Singapore đã áp đặt các hạn chế du lịch nghiêm ngặt, đầu tiên nhắm vào các du khách nước ngoài đến từ Trung Quốc; sau đó là Hàn Quốc, Ý và Iran; cuối cùng là cấm tất cả du khách nước ngoài.

Tuy nhiên, phần lớn của làn sóng lây nhiễm thứ hai lại liên quan đến người Singapore trở về từ các nước như Mỹ và Anh trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành ở các nước này. Đáng lo ngại hơn là một số ca lây nhiễm tại địa phương và các ca không có liên kết với bệnh nhân trước đó.

Để đối phó với làn sóng thứ hai, chính quyền Singapore đã áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn, cấm nhập cảnh đối với tất cả du khách từ ngày 23-3. Đến ngày 27-3, Singapore đóng cửa các quán bar và các tụ điểm tập trung đông người về đêm, hạn chế tụ tập từ 10 người và thông báo các hình phạt cho những cá nhân và nhà hàng không đảm bảo khoảng cách 1m giữa các khách hàng.

Chính phủ Singapore cũng khuyến cáo người dân ở nhà, chỉ ra ngoài để mua nhu yếu phẩm. Chính phủ Singapore cũng cảnh cáo các nhà tuyển dụng có thể bị truy tố nếu không để nhân viên làm việc từ xa.

Tuần này Bộ trưởng Phát triển quốc gia Lawrence Wong nói hai tuần tới sẽ "rất quan trọng" trong việc chứng minh các biện pháp trên có hiệu quả không. Ông Wong nói rằng chính phủ cần "để mọi người Singapore hiểu rằng mỗi người đều đang ở tiền tuyến".

Vì sao Singapore từ hơn 100 lên hơn 1.000 ca COVID-19 trong 1 tháng? - Ảnh 2.

Nhân viên bán hàng tại trung tâm thương mại Bugis Junction ở Singapore - Ảnh: EPA

Cần quyết liệt hơn

Michael Osterholm, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại ĐH Minnesota, Mỹ, nói với Hãng tin Reuters rằng cách tiếp cận của Singapore là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh.

Dù vậy, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam của Singapore cho rằng người dân nước này cần "quyết liệt" hơn nữa trong thực hiện giãn cách xã hội. "Hiện tại vẫn chưa đủ để ngăn chặn dịch bệnh. Thay vào đó, dịch bệnh đang ảnh hưởng đến chúng tôi bởi sự thiếu ý thức của nhiều cư dân", ông Leong nói.

Giáo sư Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Sức khỏe cộng đồng Saw Swee Hock của ĐH Quốc gia Singapore, nói với tờ The Straits Times rằng nếu người dân Singapore từ chối "làm theo những chỉ dẫn đơn giản thì dù chính phủ có áp đặt các biện pháp gì, chúng ta cũng sẽ thấy một ổ dịch không thể kiểm soát được".

Các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giãn cách xã hội trong bối cảnh nghiên cứu mới chỉ ra rằng virus có thể lây truyền trước khi bệnh nhân có triệu chứng.

Trong một hội thảo trực tuyến của báo Tài Tân (Caixin Global) tuần trước, ông Vernon Lee, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế Singapore, cho biết tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 ở Singapore là dưới 1, nghĩa là 1 người mắc lây cho ít hơn một người khác. Tỉ lệ này tại Vũ Hán, Trung Quốc là 2,35 trước khi thành phố này bị phong tỏa.

Ngoài ra, việc xuất hiện các ca lây nhiễm cộng đồng tại Singapore cũng gây ra một cuộc tranh luận về giá trị của việc đeo khẩu trang. Trước đây, Chính phủ Singapore nói không cần phải đeo khẩu trang nếu không có bệnh và khẩu trang cần hơn cho các nhân viên y tế.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng từng lặp lại lời khuyên này trong nhiều tháng. Tuy nhiên, nay cả WHO lẫn Mỹ đều đang xem xét hướng dẫn về việc đeo khẩu trang. Một số chuyên gia tại Hong Kong và Nhật cho rằng các nước có người dân đeo khẩu trang nơi công cộng đã giúp giảm bớt số lượng ca lây nhiễm.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam cho rằng Singapore hiện đang đối mặt với 2 thách thức là không đủ khẩu trang cho toàn bộ người dân và cần thêm người thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.

Ông Leong cho rằng nếu không có thêm hành động, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Singapore có thể sẽ quá tải bởi sự lây nhiễm theo cấp số nhân.

Phó giáo sư Jeremy Lim, làm việc cho chương trình y tế toàn cầu tại Trường Sức khỏe cộng đồng Saw Swee Hock của ĐH Quốc gia Singapore, cho rằng hiện tại Singapore còn 3 việc cần phải làm là đóng cửa trường học, dừng các phương tiện giao thông công cộng và ra lệnh cho tất cả các tụ điểm ăn uống và trung tâm thương mại đóng cửa.

1,5 tỉ học sinh toàn cầu nghỉ học vì corona, vì sao học sinh Singapore không nghỉ?

TTO - Tính đến 31-3, theo số liệu của UNESCO, khoảng 1,54 tỉ học sinh toàn thế giới (khoảng 89,4%) ở hơn 185 quốc gia và vùng lãnh thổ phải nghỉ học vì COVID-19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Chiến sự Ukraine là mớ hỗn độn, lẽ ra Mỹ không nên dính líu

Tổng thống Trump đổ lỗi cho chính quyền tiền nhiệm vì đã chuyển lượng lớn tiền thuế của người dân Mỹ vào cuộc xung đột Nga - Ukraine mà "đáng lẽ là vấn đề của châu Âu".

Ông Trump: Chiến sự Ukraine là mớ hỗn độn, lẽ ra Mỹ không nên dính líu

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu

Các lãnh đạo châu Âu đồng loạt vận động Tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc điện đàm quan trọng với ông Putin ngày 19-5, nhằm tránh nguy cơ Washington thỏa hiệp với Matxcơva mà phớt lờ lợi ích của Ukraine.

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu

Nhóm người di cư đầu tiên nhận trợ cấp 1.000 USD, 'tự trục xuất' khỏi nước Mỹ

64 người di cư đã nhận 1.000 USD/người và 'tự trục xuất' khỏi Mỹ trên chuyến bay đến Honduras và Colombia, với cam kết có thể quay lại Mỹ hợp pháp trong tương lai.

Nhóm người di cư đầu tiên nhận trợ cấp 1.000 USD, 'tự trục xuất' khỏi nước Mỹ

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Ông Trump cho rằng phải mất thời gian thì căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông Biden mới đến giai đoạn nặng, và 'ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm hơn' về tình trạng của cựu tổng thống.

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Nga hé lộ mở đầu điện đàm, ông Putin đã chúc mừng ông Trump đón đứa cháu thứ 11. Tổng thống Nga khẳng định vai trò của ông Trump, nhấn mạnh Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine về bản ghi nhớ cho hiệp ước hòa bình.

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Ông Zelensky khẳng định sẽ không rút quân khỏi 4 vùng phía đông Ukraine mà Nga sáp nhập, đề nghị được nêu quan điểm về bản ghi nhớ hòa bình với Nga, đồng thời tuyên bố EU sẽ áp thêm trừng phạt lên Nga.

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar