10/03/2022 16:32 GMT+7

Vì sao sau 50 năm NASA mới chịu mở niêm phong mẫu đá Mặt trăng?

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA đã tiến hành mở một ống kim loại chứa mẫu đá Mặt trăng mà tàu con thoi Apollo 17 từng mang về và được niêm phong trong suốt 50 năm qua.

Vì sao sau 50 năm NASA mới chịu mở niêm phong mẫu đá Mặt trăng? - Ảnh 1.

Các nhà khoa học đang mở ống ANGSA 73001 chứa các mẫu đá Mặt trăng - Ảnh: NASA

Đây là mẫu đá do các phi hành gia thuộc sứ mệnh Apollo 17 - gồm 2 ông Eugene Cernan và Harrison "Jack" Schmitt - lấy về từ Mặt trăng vào tháng 12-1972.

Hai phi hành gia này đã thu thập đá và đất từ mỏ lở đất ở thung lũng Taurus-Littrow của Mặt trăng. Sau đó, họ niêm phong vào 2 ống dẫn động hút chân không trên Mặt trăng trước khi đưa chúng trở lại Trái đất.

Ống kim loại chứa mẫu đá có kích thước 3,81cm x 35,56cm với ký hiệu ANGSA 73001 được niêm phong tại Trung tâm vũ trụ Johnson ở thành phố Houston, bang Texas. Niêm phong suốt 50 năm qua, nay ống ANGSA 73001 mới được mở ra nghiên cứu, theo báo Independent của Anh.

Ống còn lại đã được mở vào năm 2019, bao gồm một loạt hạt và các vật thể nhỏ hơn, được gọi là đá nhỏ. Hiện nay, các nhà địa chất Mặt trăng đang ráo riết nghiên cứu các mẫu đá này.

Các nhà khoa học NASA hy vọng việc nghiên cứu các mẫu đá Mặt trăng của sứ mệnh Apollo 17 sẽ giúp cơ quan vũ trụ Mỹ chuẩn bị tốt cho việc lấy các mẫu đá mới - một phần của sứ mệnh Artemis III lên Mặt trăng.

Sứ mệnh Artemis III của NASA, được lên kế hoạch vào khoảng năm 2025, sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng lần đầu tiên kể từ Apollo 17 để lấy mẫu đá ở cực nam Mặt trăng.

Ông Thomas Zurbuchen, phó giám đốc Ban sứ mệnh khoa học của NASA, cho biết: "Hiểu được lịch sử địa chất và sự tiến hóa của các mẫu Mặt trăng tại các địa điểm hạ cánh của tàu Apollo trước đây, sẽ giúp chúng tôi chuẩn bị cho các loại mẫu có thể gặp trong sứ mệnh Artemis III.

Các mẫu Mặt trăng được niêm phong 2 lớp. Nhóm chuyên gia NASA bắt đầu bóc niêm phong bên ngoài vào ngày 11-2 để theo dõi cẩn thận xem có khí nào bị rò rỉ từ lớp niêm phong bên trong hay không.

Theo thông tin trên trang blog của NASA, sau khi phát hiện không có khí gas nào vào ngày 23-2, các chuyên gia bắt đầu xuyên thủng lớp niêm phong bên trong, một quá trình có thể mất nhiều tuần mới đạt kết quả. 

Các nhà khoa học hy vọng sẽ thu được khí, chẳng hạn như hơi nước và carbon dioxide, từ quá trình tan băng của mẫu đá trong 5 thập kỷ qua.

Vì sao 50 năm sau NASA mới mở ống ANGSA 73001 để nghiên cứu?

Bà Lori Glaze, giám đốc phòng khoa học hành tinh của NASA, giải thích việc cất giữ một số mẫu Apollo suốt 50 năm qua: "NASA biết rằng khoa học - công nghệ sẽ phát triển và cho phép các nhà khoa học nghiên cứu vật liệu này theo những cách mới để giải quyết các câu hỏi mới trong tương lai".

Chẳng hạn, các công nghệ như khối phổ đã phát triển vượt bậc trong những năm qua và các nhà khoa học hy vọng có thể nghiên cứu những chất bay hơi từ đá Mặt trăng một cách chi tiết. Đây là điều mà các nhà khoa học 50 năm trước không thể làm được.

Khối phổ (MS) là một kỹ thuật phân tích trong phòng thí nghiệm, để tách các thành phần của một mẫu theo khối lượng và điện tích của chúng.

Rao bán viên đá Mặt trăng cực hiếm hình Mặt trăng

TTO - Nhà đấu giá nổi tiếng Christie vừa thông báo cho ‘lên kệ’ nhiều viên đá Mặt trăng cực hiếm. Thời gian đấu giá online đến hết ngày 25-8 tới đây.

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar