23/09/2021 16:18 GMT+7

Vì sao Pháp muốn làm hòa với Mỹ nhưng phớt lờ Úc, Anh?

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Lời thừa nhận, dù là gián tiếp, của Tổng thống Mỹ Joe Biden về sai lầm trong việc xử lý thỏa thuận AUKUS là sự nhượng bộ lớn nhất mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận được sau khi quyết định "dằn mặt" Mỹ.

Vì sao Pháp muốn làm hòa với Mỹ nhưng phớt lờ Úc, Anh? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh các nước nhóm G7 ở Anh vào tháng 6-2021 - Ảnh: AFP

Theo tuyên bố sau cuộc điện đàm ngày 22-9 (giờ Mỹ), hai nhà lãnh đạo Mỹ và Pháp đồng ý rằng tình hình có thể đã tốt hơn với "sự tham vấn cởi mở giữa các đồng minh đối với các vấn đề về lợi ích chiến lược của Pháp và các đối tác châu Âu".

Trong khi đó, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki khi được hỏi ông Biden có xin lỗi ông Macron hay không đã trả lời: "Ông ấy thừa nhận lẽ ra nên tham vấn tốt hơn". Paris cũng thể hiện thiện chí khi tuyên bố sẽ đưa đại sứ trở lại Washington.

Ván cược của ông Macron

"Thông điệp từ cuộc gọi khá tốt. Mỹ hiểu rằng cú sốc lớn đối với Paris không phải do khía cạnh thương mại mà chính là sự đổ vỡ niềm tin" - Hãng tin AFP dẫn lời ông Benjamin Haddad, giám đốc Trung tâm châu Âu thuộc Tổ chức Atlantic Council, đánh giá.

Trước cuộc điện đàm, Pháp đã triệu hồi đại sứ tại Mỹ và Úc, hủy một loạt sự kiện ngoại giao, văn hóa với 3 nước tham gia AUKUS là Mỹ, Anh, Úc, một thỏa thuận mà Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cay đắng thừa nhận là Paris "đã bị đâm sau lưng". 

Một trong những điểm đáng chú ý nhất của AUKUS là Úc sẽ xây dựng một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với sự giúp đỡ của Mỹ và Anh, đồng nghĩa với việc Paris mất thỏa thuận tàu ngầm trị giá hàng chục tỉ USD với Canberra. 

Theo giới phân tích, quyết định phản ứng mạnh với Mỹ là một ván cược lớn với ngay cả một người táo bạo như ông Macron. Tuy nhiên, tổng thống Pháp đã đánh cược để bảo vệ những lợi ích chiến lược của nước mình.

Theo New York Times, Paris muốn thúc đẩy sự "tự chủ chiến lược" và "chủ quyền châu Âu" sau một loạt sự kiện như Afghanistan rơi vào tay Taliban, sự dửng dưng với châu Âu của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, Brexit… Tuy nhiên nhiều nước châu Âu đáp lại lời kêu gọi bằng thái độ im lặng. 

Giới phân tích nhận định việc nước Pháp bị "đâm sau lưng" sẽ làm châu Âu thức tỉnh và quay sang củng cố sự tự chủ chiến lược, giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.

Trong khi đó, Pháp có thể đóng vai trò quan trọng đối với Mỹ trong việc tập hợp liên minh tại châu Âu, nhất là với vấn đề Trung Quốc - một đối tác làm ăn lớn với nhiều nước trong khu vực. Một tuyên bố chung giữa Pháp và Đức sẽ đặt nền móng cho cái nhìn chung của châu Âu về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thực tế là tuyên bố chung của NATO hồi tháng 6-2021 lần đầu tiên đề cập đến Trung Quốc và gọi Bắc Kinh là "thách thức mang tính hệ thống", chính là nhờ sự nhượng bộ từ Pháp.

Dù về lâu dài, Pháp và Mỹ không có lựa chọn nào khác là phải khép lại tranh cãi để hợp tác với nhau đối phó với những thách thức an ninh lớn. Tuy nhiên, đây sẽ là một chặng đường dài.

Úc kiên nhẫn, Anh "châm dầu vào lửa" 

Ngược lại, Pháp vẫn chưa có dấu hiệu làm lành với Úc và có thể còn căng thẳng với Anh sau phát biểu của Thủ tướng Anh Boris Johnson.

Ngày 22-9, Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết ông đã gọi cho ông Macron nhiều lần nhưng không thành công. "Chúng tôi sẽ kiên nhẫn. Chúng tôi hiểu sự thất vọng của họ", ông Morrison nói. 

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu có xin lỗi tổng thống Pháp hay không, ông Morrison khẳng định ông vẫn giữ nguyên quyết định hủy hợp đồng với Paris. "Các thủ tướng phải đưa ra những quyết định khó khăn vì lợi ích của đất nước, và vì thế tôi cũng cần phải làm như vậy", ông Morrison nói.

Dù sao, Pháp và Úc vẫn là đối tác quan trọng của nhau và các chuyên gia Úc cho rằng Canberra có nhiều cách để hợp tác trở lại với Paris. Đài ABC dẫn lời nhà cựu ngoại giao Hugh Piper cho rằng Úc có thể bù đắp bằng đề xuất cho phép Pháp luân chuyển binh lính hoặc thậm chí neo tàu tại Úc. Còn theo nhà phân tích Erin Watson-Lynn, Canberra cũng có thể thể hiện thiện chí bằng việc nới lỏng thị thực cho công dân Pháp.

Trái với sự kiên nhẫn của ông Morrison, Thủ tướng Anh Boris Johnson "châm thêm dầu" vào cơn giận của Pháp với phát biểu ngày 22-9 chèn các cụm từ tiếng Pháp khi kêu gọi ông Macron kiềm chế, đồng thời ca ngợi thỏa thuận AUKUS. 

“Tôi nghĩ đây là lúc để những người bạn thân thiết nhất của chúng ta trên thế giới ‘prenez un grip’ (bình tĩnh lại) về chuyện này, 'donnez-moi un break’ (tha cho tôi đi), vì đây cơ bản là một bước tiến lớn cho an ninh toàn cầu”, ông Johnson nói.

Tuy nhiên, với Paris, phát biểu của ông Johnson không phải cách nói hài hước. Bà Nathalie Loiseau, cựu bộ trưởng phụ trách châu Âu của Pháp, cho rằng phát biểu của thủ tướng Anh cho thấy ông thậm chí không nhận ra đâu là vấn đề chính gây căng thẳng. 

Hãng tin Reuters: Pháp khinh thường Anh đến mức không thèm nhắc đến

TTO - Thủ tướng Boris Johnson gọi AUKUS là "bước tiến lớn với an ninh toàn cầu" và kêu gọi Pháp kiềm chế, ngừng tức giận. Pháp không hề nhắc đến Anh dù chỉ trích Mỹ và Úc, điều mà theo Reuters là một sự khinh thường thấy rõ.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Pháp Mỹ Anh Úc AUKUS

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc cam kết hỗ trợ cho những người đào tẩu khỏi Triều Tiên

Tổng thống Lee Jae Myung cam kết hỗ trợ người đào tẩu Triều Tiên hòa nhập và ổn định cuộc sống tại Hàn Quốc.

Hàn Quốc cam kết hỗ trợ cho những người đào tẩu khỏi Triều Tiên

90% ngành kem Mỹ cam kết loại bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028

Hàng chục hãng kem Mỹ sẽ bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028, theo mục tiêu loại bỏ chất này do Bộ trưởng Y tế Mỹ công bố.

90% ngành kem Mỹ cam kết loại bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028

Cờ Trung Quốc xuất hiện trên đảo Udo (Hàn Quốc) gây xôn xao mạng xã hội

Việc lá cờ Trung Quốc xuất hiện trên con đường ven biển tại đảo Udo, Jeju, đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội Hàn Quốc.

Cờ Trung Quốc xuất hiện trên đảo Udo (Hàn Quốc) gây xôn xao mạng xã hội

Ông Hun Manet kêu gọi Thái Lan mở lại các cửa khẩu biên giới với Campuchia

Thủ tướng Campuchia đề nghị Thái Lan mở lại toàn bộ cửa khẩu, cam kết không đơn phương đóng cửa, bảo đảm thương mại thông suốt.

Ông Hun Manet kêu gọi Thái Lan mở lại các cửa khẩu biên giới với Campuchia

Chú chó sống sót nhờ trốn trong máy giặt giữa thảm họa lũ lụt ở Texas đã đoàn tụ với chủ

Chú chó ở thị trấn Hunt sống sót nhờ chui vào máy giặt - câu chuyện truyền cảm hứng hiếm hoi đã được xác thực giữa nhiều tin tức giả.

Chú chó sống sót nhờ trốn trong máy giặt giữa thảm họa lũ lụt ở Texas đã đoàn tụ với chủ

Tầm nhìn AI của tỉ phú Elon Musk

Trong cuộc đua AI tốn kém, xAI của Elon Musk hứa hẹn bứt phá nhờ lợi thế lớn nhất: khối tài sản khổng lồ của tỉ phú giàu nhất thế giới.

Tầm nhìn AI của tỉ phú Elon Musk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar