10/12/2019 11:29 GMT+7

Vì sao New Zealand không dự đoán được núi lửa phun trên đảo du lịch khiến 5 người chết?

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Theo chuyên gia, ngọn núi phun trào hơi nước bị đốt nóng trong lòng núi thay vì nham thạch, còn gọi là phun thủy nhiệt, và việc theo dõi hơi nước này rất khó.

Vì sao New Zealand không dự đoán được núi lửa phun trên đảo du lịch khiến 5 người chết? - Ảnh 1.

Núi lửa White Island phun trào ngày 9-12 - Ảnh: Reuters

Ngày 10-12, Chính phủ New Zealand xác nhận 5 người thiệt mạng, 8 người khác hiện vẫn mất tích và 31 người đang được điều trị tại bệnh viện sau vụ núi lửa White Island trên đảo Trắng của nước này phun trào một ngày trước đó.

Tuy nhiên, đã có rất ít cảnh báo được đưa ra trước đợt phun trào dù hòn đảo là một địa điểm du lịch và tại thời điểm phun trào vẫn có hàng chục người đang ở trên đảo. Tờ Guardian dẫn lời các nhà núi lửa học của tổ chức theo dõi địa chất GeoNet mô tả ngọn núi phun cột khói cao hơn 3km.

White Island là một trong những ngọn núi lửa thất thường nhất của New Zealand.

Trong trường hợp lần này, lượng nham thạch thấp trong núi và nhiệt độ cao, khí tác động lên nước ngầm và nước trên bề mặt núi tạo thành hệ thống thủy nhiệt nén bên dưới lớp đá.

Bất cứ tác động nào như động đất, tăng lượng khí bên trong hay thậm chí thay đổi mực nước hồ phía trên cũng có thể gây mất cân bằng và giải phóng lượng thủy nhiệt bên trong.

Tuy nhiên, hiện tượng phun thủy nhiệt thường diễn biết bất ngờ và rất khó dự đoán. Trong khi đó, tác động của nó lại rất lớn khi hơi nước có thể bùng nổ rất mạnh với tốc độ rất cao, chưa kể nguồn năng lượng khổng lồ có thể phá vỡ lớp đất đá và bắn chúng đi rất xa.

Mỗi năm đảo Trắng thu hút tới hơn 10.000 khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, có rất ít cảnh báo rủi ro được phát đi, kể cả trên trang web của cơ quan du lịch New Zealand, bất chấp việc giới chuyên gia đã lên tiếng bày tỏ quan ngại núi lửa White Island đang gia tăng hoạt động trong thời gian gần đây.

Giáo sư Ray Cas, nhà nghiên cứu tại Đại học Monash, nhận định hòn đảo "là một thảm họa đang ngủ yên trong nhiều năm" và việc cho phép khai thác du lịch hằng ngày trên các ngọn núi lửa là điều rất nguy hiểm.

Tiến sĩ Ken Gledhill, chuyên gia của cơ quan địa chất New Zealand GNS Science, cho rằng vụ phun trào mới chỉ bắt đầu và có sự gia tăng hoạt động của các ngọn núi lửa trong vài tuần qua. Đến nay, các chuyên gia không dự đoán được sẽ còn có vụ phun trào nào khác xảy ra tại hòn đảo này trong vòng 24 giờ tới hay không.

Ngày 9-11, núi lửa bắt đầu "thức giấc" trên đảo Trắng vào lúc 14h11' (giờ địa phương), cách bờ biển đảo Bắc khoảng 50 km về phía Đông. Đảo Trắng, hay đảo Whakaari theo tiếng thổ dân, nằm ngoài khơi Vịnh Plenty, là một nơi nổi tiếng đối với những du khách thích phiêu lưu mạo hiểm.

Đảo Trắng có rất nhiều núi lửa, chúng tạo ra một "vành đai lửa" bao phủ hòn đảo và phun trào thường xuyên. Hoạt động của những ngọn núi lửa này diễn ra âm ỉ và bất ngờ, không đi kèm các dấu hiệu cảnh báo có thể cảm nhận trước như động đất, phản ứng rung, lắc bề mặt đảo…

Núi lửa phun trào ở New Zealand: Nạn nhân đến từ Anh, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Malaysia

TTO - Có 8 người mất tích và 31 người nhập viện, trong đó một số người trong tình trạng nguy kịch sau khi núi lửa phun trào bất ngờ ở New Zealand. Các công dân Anh, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Malaysia nằm trong số các du khách này.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dòng hải lưu gần Nam Cực 'đảo chiều' lần đầu tiên trong lịch sử?

Có thông tin cho rằng các nhà khoa học vừa phát hiện dòng hải lưu ở Nam Đại Dương “đã đảo chiều” lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận. Nhưng sự thực có phải như vậy?

Dòng hải lưu gần Nam Cực 'đảo chiều' lần đầu tiên trong lịch sử?

Phát hiện côn trùng có thể nghe cây cối 'nói chuyện'

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học chứng minh được côn trùng không chỉ nghe được âm thanh phát ra từ cây cối mà còn sử dụng thông tin đó để đưa ra quyết định.

Phát hiện côn trùng có thể nghe cây cối 'nói chuyện'

163 tỉ đồng giúp Quảng Trị bảo tồn sao la trước nguy cơ tuyệt chủng

Chiến lược bảo tồn Trung Trường Sơn giai đoạn 2026 - 2030 vừa được WWF-Việt Nam công bố tại Quảng Trị, với trọng tâm là bảo tồn loài sao la quý hiếm và phục hồi hệ sinh thái rừng.

163 tỉ đồng giúp Quảng Trị bảo tồn sao la trước nguy cơ tuyệt chủng

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Giành ngôi vô địch vòng quốc gia robocon Việt Nam vào giữa tháng 6-2025, các sinh viên đội LH-UDS từ Trường ĐH Lạc Hồng đang chuẩn bị hướng đến vòng chung kết sắp tới.

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vệt sáng xuất hiện trên bầu trời sáng nay là do Trung Quốc đã phóng thành công tàu chở hàng vũ trụ Thiên Châu 9 từ bãi phóng Văn Xương, tỉnh Hải Nam.

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Loại da nhân tạo này hoàn toàn được tạo ra từ chính tế bào của bệnh nhân, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, làm lành vết thương nhanh gấp đôi so với phương pháp hiện tại.

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar