22/04/2020 10:32 GMT+7

Vì sao nhiều cựu quan chức chây ì không chịu trả lại nhà công vụ?

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Chuyện quản lý nhà công vụ tưởng đã cũ, bởi trong một thập kỷ qua đã rất nhiều lần "nóng" đến nghị trường Quốc hội, sôi sục ngoài dư luận, vậy mà nay Bộ Xây dựng vẫn phải ký văn bản "đòi nhà" với 12 cựu quan chức.

Mà đây không phải "đòi" lần đầu tiên, đã gửi văn bản 2-3 lần rồi nhưng họ vẫn chưa trả, nên cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà công vụ lại phải... tiếp tục "đòi".

Đã từng có chuyện một cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội rời nhiệm sở nhận sổ hưu nhưng lại chưa muốn rời ngôi biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa, sau đó lại muốn mua luôn. Lình xình mãi một thời gian TP Hà Nội mới nhận bàn giao lại ngôi biệt thự. 

Một cựu tổng Thanh tra Chính phủ mãn nhiệm, rời thủ đô về quê ở Bến Tre, nhưng cũng tận 3 năm sau mới chịu trả lại nhà công vụ ở Hà Nội. Một cựu bộ trưởng Bộ Tư pháp lúc hưu trí, với lý do hoàn cảnh gia đình, cũng xin ở thêm và muốn mua lại nhà công vụ...

Vì sao những người sau vẫn đi vào "vết xe đổ", không chịu "soi gương"? Là do hoàn cảnh gia đình những người này khó khăn? Do lòng tham vật chất? Hay do chính sách đãi ngộ của Nhà nước chưa thỏa đáng? Cho dù được biện minh với lý do nào thì cũng rất khó thuyết phục.

Thật ra số cán bộ "chây ì" trả nhà công vụ không phải là nhiều. Phần lớn cán bộ thuộc diện được ở nhà công vụ đều trả lại một thời gian ngắn sau khi "treo ấn, từ quan". 

Nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã lập tức chuyển nhà chỉ ít ngày sau khi ông không còn đương chức. Ông nghị Lê Như Tiến cũng dọn phòng ngay sau khi không còn giữ chức phó chủ nhiệm ủy ban...

Không chỉ là chuyện nhà công vụ, mà cả phòng làm việc, xe công... cũng từng bị lạm dụng. Về hưu rồi nhưng vẫn đến phòng làm việc, vẫn "mượn" xe công đi đó đi đây. Phải chăng một số cựu quan chức mắc bệnh "nhớ ghế", "nhớ phòng", vương vấn quyền lực?

Đó là chuyện về phẩm cách con người. Còn chuyện quản lý cũng rất đáng nói. Xin hỏi các cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà công vụ: những người chây ì không chịu trả nhà đúng thời hạn, vi phạm các quy định của Nhà nước có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? 

Nếu vi phạm trong thời gian dài, bị nhắc nhở nhiều lần, vậy tại sao không tiến hành cưỡng chế? Những người từng làm cán bộ, công chức, từng giữ cương vị cao trong bộ máy nếu vi phạm pháp luật thì càng phải xử lý nghiêm hơn thường dân mới đúng.

Và câu chuyện về nhà công vụ cũng đến lúc nên kết thúc với việc chấm dứt chính sách nhà ở công vụ cho nhiều đối tượng. 

Chỉ người giữ chức danh cần được bảo vệ an ninh đặc biệt, người công tác trong lực lượng vũ trang gắn với đơn vị, cán bộ luân chuyển đến địa bàn đặc biệt khó khăn, biên cương, hải đảo... mới cần phải ở nhà công vụ, các đối tượng còn lại nên thực hiện theo cơ chế nhà ở dịch vụ.

Nhà công vụ: ai quản lý, ai đòi lại?

TT - Có vẻ chuyện khó khăn trong vấn đề thu hồi nhà công vụ, theo một số người đang có nhà công vụ, là do “đã có ai đòi nhà đâu?” chứ thật ra theo các vị ấy, “chúng tôi biết nhà công vụ là phải trả và đều muốn trả”.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar