04/03/2021 08:44 GMT+7

Vì sao nhà máy đốt rác phát điện 'đứng hình'?

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Trước sức ép xử lý rác, TP.HCM đã chấp thuận cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty cổ phần Vietstar khởi công các nhà máy đốt rác phát điện vào cuối năm 2019 thay thế cho công nghệ đốt rác, tái chế, chôn lấp cũ.

Vì sao nhà máy đốt rác phát điện đứng hình? - Ảnh 1.

Nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tại huyện Củ Chi, TP.HCM xả khói ra môi trường - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dự kiến các nhà máy này hoạt động vào cuối năm 2020, hứa hẹn giải quyết đáng kể lượng rác phải chôn lấp. Nhưng hiện tại việc chuyển đổi vẫn "đứng hình" chờ thủ tục, trong khi lượng rác vẫn tăng lên mỗi năm.

Rác thải vượt quá công suất

Ghi nhận của chúng tôi tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi) là mùi hôi thối của rác thải xộc lên, bao trùm cả đoạn đường Tam Tân (chạy dọc kênh Thầy Cai - ranh giới địa chính giữa Long An và TP.HCM).

Tại đây, hai ống khói của khu xử lý rác thải Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa (Công ty Tâm Sinh Nghĩa) liên tục nhả khói đen ngòm, bên cạnh là núi rác khổng lồ chiếm gần hết khuôn viên. Tương tự, tại Công ty cổ phần Vietstar (Công ty Vietstar) là một bãi lớn chất thải trơ (rác đã qua xử lý) nằm phía cuối khuôn viên công ty, giáp đường kênh 18.

Mới đây, Thanh tra Bộ Tài nguyên và môi trường (TN-MT) kết luận 2 công ty này không đảm bảo các yêu cầu về môi trường nhưng không khắc phục dù đã bị nhắc nhở.

Trước đó vào năm 2018, đối với Công ty Vietstar, Tổng cục Môi trường đã thanh tra và phát hiện công suất thiết kế nhà máy xử lý rác của công ty này là 1.400 tấn/ngày. Tuy nhiên, thực tế công ty này tiếp nhận 1.800 tấn/ngày (vượt công suất thiết kế khoảng 28,5%). 

Đến tháng 7-2020, Tổng cục Môi trường tiếp tục kiểm tra, phát hiện công ty tiếp nhận của TP.HCM khoảng 2.000 tấn/ngày, trong khi công suất thiết kế của nhà máy là 1.400 tấn/ngày.

Tương tự đối với Công ty Tâm Sinh Nghĩa, năm 2018 Tổng cục Môi trường thanh tra, phát hiện công suất thiết kế của nhà máy là 1.000 tấn/ngày. Tuy nhiên, công ty này tiếp nhận 1.200 tấn/ngày (vượt công suất thiết kế 20%). Ngoài ra, hai công ty này còn vi phạm một số nội dung khác trong việc lưu trữ rác và xử lý nước rỉ rác.

Theo Tổng cục Môi trường, các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của hai công ty kéo dài từ năm 2018 đến nay vẫn chưa được khắc phục. Lượng rác sinh hoạt tiếp nhận xử lý hằng ngày vẫn vượt công suất xử lý và qua thời gian dài dẫn đến việc tồn đọng khối lượng lớn như hiện nay.

Khởi công rồi "đứng hình"

Năm 2019, Công ty Vietstar (từ trước đến nay xử lý rác theo công nghệ tái chế, làm phân compost) đã đầu tư thêm 2 môđun để chuyển đổi sang công nghệ đốt rác phát điện với công suất xử lý 2.000 tấn rác/ngày đêm, dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2020.

Đến năm 2021, phía công ty dự kiến đầu tư thêm hai môđun để tăng công suất lên 4.000 tấn rác/ngày đêm. Còn Công ty Tâm Sinh Nghĩa đã khởi công xây dựng một nhà máy đốt rác phát điện công suất 2.000 tấn rác/ngày đêm.

Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo cả hai công ty đều cho biết sau khi khởi công vẫn chưa được TP.HCM hỗ trợ các thủ tục pháp lý để tiếp tục hoàn thành công trình. Hiện tại các nhà máy đốt rác phát điện từng khởi công rầm rộ đều phải nằm chờ.

Theo ông Ngô Đức Thắng - phó tổng giám đốc Công ty Tâm Sinh Nghĩa, công ty đang làm thủ tục pháp lý xin Bộ Công thương bổ sung quy hoạch điện mới có thể gửi hồ sơ xin phép xây dựng. Khó khăn nhiều nhất trong việc xây dựng nhà máy đốt rác phát điện là thủ tục chậm. Vừa qua, hồ sơ của công ty vừa được Bộ Công thương gửi ngược về Sở Công thương TP.HCM để bổ sung.

Còn ông Ngô Như Hùng Việt, tổng giám đốc Công ty Vietstar, cho biết từ thời điểm khởi công đến nay công ty chưa được TP cấp bất cứ giấy phép nào. Thủ tục của TP quá chậm nên công ty không thể xây dựng nhà máy theo tiến độ đặt ra. 

Cũng theo ông Việt, phía công ty chuyển đổi công nghệ bao gồm hai phần là tái chế và đốt rác phát điện, bởi đặc thù rác thải Việt Nam không thể đốt hết 100%. Hiện tại phần tái chế cơ bản đã hoàn thành xong và đưa vào hoạt động rất hiệu quả. Còn về nhà máy đốt rác thì phải chờ giấy phép đầu tư, quy hoạch điện 1/500, đánh giá tác động môi trường... mới có thể xây dựng.

"TP khuyến khích chúng tôi đầu tư nhưng giấy tờ không xong thì chúng tôi không thể tiếp tục xây dựng dù đã chuẩn bị hạ tầng để chuyển đổi" - ông Ngô Như Hùng Việt nói.

Vẫn dừng lại ở chỉ đạo

Liên quan đến tình hình kêu gọi đầu tư dự án xử lý rác và chuyển đổi công nghệ xử lý rác các nhà máy hiện hữu, Sở TN-MT TP.HCM cho biết TP đã chỉ đạo các sở ngành phối hợp thực hiện.

Cụ thể, UBND TP đã yêu cầu các sở ngành hỗ trợ thủ tục pháp lý cho các nhà máy. Theo đó, Sở Công thương được giao nhiệm vụ thẩm định, đề xuất bổ sung dự án điện rác vào quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn quốc gia.

Tổng công ty Điện lực TP.HCM đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng đầu tư xây dựng để phục vụ cho việc kết nối, mua bán điện từ các dự án xử lý rác trong các khu liên hợp xử lý rác của TP.

Hiện Tổng công ty Điện lực TP.HCM đang làm việc với Công ty Vietstar, Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Tasco (nhà máy xử lý tái chế chất thải rắn Củ Chi), triển khai thủ tục đầu tư trạm điện chuẩn bị cho các nhà máy điện rác đấu nối khi hoàn thành.

Đổi cách phân loại để hỗ trợ đốt rác phát điện

TTO - Từ trước đến nay, việc phân loại rác trên địa bàn TP.HCM theo ba nhóm gồm hữu cơ, vô cơ và rác tái chế. Nhưng sắp tới việc phân loại này chỉ còn hai loại: rác tái chế và rác thải còn lại.

LÊ PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sớm hoàn tất ký kết FTA Việt Nam và Brazil, đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp

Đây là kết quả từ chuyến công tác Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính, góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam tại BRICS mở rộng.

Sớm hoàn tất ký kết FTA Việt Nam và Brazil, đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp

Làm thủ tục hành chính ở Phú Quốc quá tải: Lãnh đạo tỉnh An Giang vào cuộc giải quyết

Sau 7 ngày đi vào hoạt động, Trung tâm phục vụ hành chính công ở đặc khu Phú Quốc có dấu hiệu quá tải khi dân đến làm thủ tục nhiều.

Làm thủ tục hành chính ở Phú Quốc quá tải: Lãnh đạo tỉnh An Giang vào cuộc giải quyết

Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn

Với đường bờ biển dài hơn 32km, tỉnh Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn.

Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Bộ Tài chính báo cáo gì về Tổ chuyên gia ?

Bộ Tài chính đã có báo cáo làm rõ những nội dung về hồ sơ mời thầu, quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia, năng lực của Tổ chuyên gia.

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Bộ Tài chính báo cáo gì về Tổ chuyên gia ?

Lãnh đạo Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô 'vượt kịch bản'

Sáng 8-7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI tổ chức kỳ họp lần thứ 25 để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

Lãnh đạo Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô 'vượt kịch bản'

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, làm sao để không xử phạt kiểu 'bắt cóc bỏ dĩa'?

Đã đến lúc phải quyết liệt chấn chỉnh, trả lại công năng và không gian công cộng vỉa hè.

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, làm sao để không xử phạt kiểu 'bắt cóc bỏ dĩa'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar