16/04/2014 07:00 GMT+7

Vì sao người già hay bị đau răng?

P.K.D
P.K.D

Khi về già, sức khỏe của bạn bị suy yếu, và những cơ quan trong cơ thể cũng bắt đầu có dấu hiệu “lão hóa”, trong đó có răng. Đau răng, rụng răng, sâu răng là những bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của họ.

Do điều kiện cuộc sống khó khăn của những thập niên trước, người cao tuổi tại Việt Nam không có cơ hội tiếp cận với những kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng ngay từ khi họ còn trẻ, đó là lý do vì sao họ không có được một nền tảng răng miệng tốt. Theo thời gian, răng miệng chịu sự tấn công của vi khuẩn và các yếu tố khác, dẫn đến răng và nướu bị suy yếu, mang theo các bệnh lý như sâu răng, đau răng, viêm nha chu, viêm tủy…

Khi răng bị suy yếu hoặc mất đi, người già sẽ trở nên kém ăn, tiêu hóa kém, dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người già là rất cần thiết.

Dù còn hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có. Đặc biệt, một số sang thương có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.

Dinh dưỡng hợp lý

Các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và nướu nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng hoặc tiết ra độc tố gây bệnh nha chu.

Phòng bệnh nha chu và sâu răng

Mảng bám vi khuẩn (là nơi tích tụ thức ăn thừa, vi khuẩn,…) là nguyên nhân gây bệnh; nha chu và sâu răng. Nếu không chải răng kỹ, mảng bám sẽ dày dần lên và bị vôi hóa thành vôi răng, mảng bám và vôi răng tiếp tục là nơi tích tụ mảng bám và vi khuẩn gây viêm nướu.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng, kích thích gây viêm nướu: nướu sưng, đỏ và dễ chảy máu khi ăn nhai hoặc chải răng. Nếu viêm nướu không được điều trị, dần dần các mô quanh chân răng (như nướu, xương, men gốc răng, dây chằng) đã sẽ bị phá hủy. Răng không còn điểm tựa vững chắc nên từ từ lung lay và thưa dần; bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sưng nướu, nướu có túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi. Để phòng bệnh nha chu, cần giữ vệ sinh răng miệng, ăn nhiều rau củ, trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ.

Nên lựa chọn kem đánh răng chứa Fluor để chải răng mỗi ngày. “P/S Ngừa sâu răng vượt trội” được công nhận là sản phẩm ngừa sâu răng tối ưu nhờ sự kết hợp canxi siêu nhỏ và Pro-Fluor linh hoạt. Canxi siêu nhỏ giúp lấp đầy các lỗ nhỏ li ti trước khi chúng phát triển thành sâu răng, cho răng chắc khỏe dài lâu.

Làm răng giả

Dù bị mất răng do bất cứ lý do gì, người cao tuổi cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng và tiếp tục gây bệnh nha chu, sâu răng.

P.K.D

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Ngày 21-5, Bệnh viện Bạch Mai thông tin vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa của gia đình chỉ chứa 10-15cm nước.

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Gần đây, nhiều người trong một gia đình, cơ quan cùng chung biểu hiện sốt, đau đầu, ho, sổ mũi… Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 ở nước ta cũng tăng nhẹ.

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Chiều 20-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của người bán nổi tiếng trên mạng xã hội là Ngân 98, sau ồn ào thời gian gần đây.

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 21-5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các công ty khác nhau trên cả nước.

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Niềng răng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp dịch chuyển răng mang lại hàm răng đều đặn. Tuy nhiên, khi niềng răng thường dễ bám thức ăn và mảng bám hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi.

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar