31/05/2019 18:29 GMT+7

Vì sao không thả cặp rắn hổ mây 'khủng' trở lại vùng Bảy Núi?

BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

TTO - Nếu thả cặp rắn hổ mây “khủng” ở vùng Bảy Núi sẽ không an toàn cho nó và con người, khi đây là điểm du lịch lớn của tỉnh An Giang và có nhiều dự án đang triển khai. Đưa rắn về khu bảo tồn là an toàn và đảm bảo tốt nhất.


Vì sao không thả cặp rắn hổ mây khủng trở lại vùng Bảy Núi? - Ảnh 1.

Cận cảnh con rắn hổ mây "khủng" trong chuồng của khu du lịch Đồi Tức Dụp trước khi được thả về thiên nhiên - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 31-5, ông Lữ Cẩm Khường - phó giám đốc Sở NN&PTNT An Giang - cho biết sở dĩ không thả cặp rắn hổ mây "khủng" về lại Núi Cấm là do môi trường khu vực này đang triển khai thực hiện nhiều dự án. Khu vực này lại là khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

"Sợ thả ở khu vực này vừa không tốt cho rắn vừa không tốt cho người. Nên các ngành chức năng của tỉnh mới mời các chuyên gia khảo sát và tìm nơi an toàn, phù hợp môi trường sống của nó để thả" - ông Khường nói.

Theo ông Khường, vừa qua, sau khi bắt được cặp rắn hổ mây "khủng", Tập đoàn Sao Mai có đề xuất thành lập khu bảo tồn tại Núi Cấm. Tuy nhiên, việc này lãnh đạo Sở NN&PTNT cho rằng cần có các chuyên gia, nhà khoa học vào đánh giá, nghiên cứu xem bảo tồn con gì và số lượng bao nhiêu loài...

"Tập đoàn Sao Mai có kiến nghị thành lập khu bảo tồn động vật hoang dã, nhưng phải xem xét khả năng có khả thi hay không. Vì phải có nghiên cứu khoa học môi trường ở vùng này là bảo tồn cái gì, quy mô, diện tích ra sao... Phải nghiên cứu kỹ lại về đề xuất này" - ông Khường nói thêm.

Vì sao không thả cặp rắn hổ mây khủng trở lại vùng Bảy Núi? - Ảnh 2.

Chuyên gia và Chi cục Kiểm lâm bắt rắn hổ mây "khủng" để vào thùng của Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã, rồi di chuyển về Đồng Nai - Ảnh: BỬU ĐẤU

Còn ông Trần Anh Thư - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết UBND tỉnh không có quyền quyết định nơi thả cặp rắn hổ mây này. "Xuất phát từ các chuyên gia sau khi khảo sát vùng Bảy Núi, nên các chuyên gia và các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã của Bộ NN&PTNT mới chọn địa điểm thả. Các chuyên gia phụ trách đã có báo cáo cụ thể trong việc thả cặp rắn này. UBND tỉnh An Giang không có quyền quyết định" - ông Thư nói.

Vì sao không thả cặp rắn hổ mây khủng trở lại vùng Bảy Núi? - Ảnh 3.

Chuyên gia và đại diện WAR gắn chip vào từng con rắn hổ mây "khủng" để theo dõi sức khỏe trước khi thả về khu bảo tồn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Trả lời Tuổi Trẻ Online sắp tới UBND tỉnh An Giang làm gì để bảo tồn động vật hoang dã vùng Bảy Núi trong quá trình triển khai thực hiện thu hút đầu tư, ông Thư nói: "An Giang đã có 2 kế hoạch bảo tồn động vật hoang dã giao cho Sở TN-MT và Chi cục Kiểm lâm phụ trách. Những vùng nào bảo vệ nghiêm ngặt hay vùng lõi thì không thu hút đầu tư. Còn những vùng khác thì cho thu hút đầu tư, nhưng trong quá trình triển khai nếu doanh nghiệp phát hiện một số đối tượng quý hiếm thì phải đưa về nơi lưu giữ tạm để đưa về khu bảo tồn tự nhiên".

Vì sao không thả cặp rắn hổ mây khủng trở lại vùng Bảy Núi? - Ảnh 4.

Một góc dự án điện năng lượng mặt trời triển khai dưới chân Núi Cấm - nơi phát hiện cặp rắn hổ mây "khủng", nên sau đó doanh nghiệp đã lắp đặt nhiều biển cảnh báo nguy hiểm - Ảnh: BỬU ĐẤU

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, đầu tháng 5 một nhóm công nhân và kỹ sư người Ấn Độ đã phát hiện và bắt được cặp rắn hổ mây "khủng" ở núi Cấm, An Giang. Tập đoàn Sao Mai đã mang cặp rắn bắt được về khu du lịch Đồi Tức Dụp phục vụ du khách tham quan.

Ngay sau đó, chính quyền tỉnh An Giang vào cuộc kiểm tra, xác nhận đây là cặp rắn hổ mây "khủng" nhất từ trước đến nay được bắt tại vùng Bảy Núi. Hai con rắn có trọng lượng khoảng 18kg/con và dài khoảng 4m.

Chiều 30-5, tại khu du lịch Đồi Tức Dụp, Tập đoàn Sao Mai tổ chức lễ bàn giao cặp rắn hổ mây "khủng" cho kiểm lâm An Giang để thả về môi trường tự nhiên là Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai dưới sự chứng kiến của lãnh đạo UBND huyện Tri Tôn và đại diện Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (Wildlife At Risk - gọi tắt là WAR).

TTO - Tập đoàn Sao Mai đã bàn giao cặp rắn hổ mây 'khủng' cho các chuyên gia để gắn chip theo dõi sức khỏe, sau đó sẽ thả về Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

BỬU ĐẤU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn cây gỗ 'khủng' bị cưa hạ la liệt để làm dự án mở đường

Trên tuyến tỉnh lộ 676 vào các xã tại huyện Kon Plong (tỉnh Kon Tum), hàng ngàn cây gỗ lớn bị cưa hạ nằm la liệt dọc hai bên đường nhường chỗ cho dự án mở đường.

Hàng ngàn cây gỗ 'khủng' bị cưa hạ la liệt để làm dự án mở đường

Cầu nối sông Trà Khúc làm gần xong, giờ tranh luận việc đặt tên

Hội đồng tư vấn đặt tên công trình công cộng tỉnh Quảng Ngãi thống nhất đặt tên Hà Thuận cho dự án cầu Trà Khúc 3. Nay Sở Tư pháp cho rằng không có trong ngân hàng tên đường và công trình công cộng. Thế là phải bàn tiếp.

Cầu nối sông Trà Khúc làm gần xong, giờ tranh luận việc đặt tên

Bình Dương có các khu công nghiệp sinh thái đầu tiên hơn 1.000ha

Các khu công nghiệp sinh thái quy mô lớn, khu công nghệ thông tin đầu tiên của Bình Dương được khởi động, mở ra định hướng mới về thu hút đầu tư trước thềm sáp nhập với TP.HCM.

Bình Dương có các khu công nghiệp sinh thái đầu tiên hơn 1.000ha

Quốc hội 'chốt' chi hàng chục ngàn tỉ cho cán bộ, công chức nghỉ việc khi tinh gọn

Với đa số tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc đồng ý chi hàng chục ngàn tỉ đồng cho cán bộ, công chức nghỉ việc sau tinh gọn bộ máy, miễn học phí.

Quốc hội 'chốt' chi hàng chục ngàn tỉ cho cán bộ, công chức nghỉ việc khi tinh gọn

Quốc hội 'chốt' khoán chi 14 tỉ đồng khi xây dựng bộ luật mới, bộ luật thay thế

Sáng 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết một số cơ chế chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, với 416/443 đại biểu có mặt tán thành.

Quốc hội 'chốt' khoán chi 14 tỉ đồng khi xây dựng bộ luật mới, bộ luật thay thế

Đại biểu đề xuất cấm quảng cáo quá mức công dụng thực phẩm, quản lý nghiêm ngặt giảm cân cấp tốc

Đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị cấm quảng cáo quá mức về công dụng thực phẩm và những tuyên bố như 'chữa bệnh', 'giảm cân cấp tốc' phải bị quản lý nghiêm ngặt.

Đại biểu đề xuất cấm quảng cáo quá mức công dụng thực phẩm, quản lý nghiêm ngặt giảm cân cấp tốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar