03/06/2023 19:00 GMT+7

Vì sao không nên ngủ trong ô tô, kể cả mở cửa không bật điều hòa?

Ngủ trong ô tô đôi khi có vẻ thuận tiện, nhưng có những rủi ro rất lớn đi kèm.

Vì sao không nên ngủ trong ô tô, kể cả mở cửa không bật điều hòa? - Ảnh 1.

Nghiên cứu đã tiết lộ rằng ngủ trong ô tô bật điều hòa có thể gây tử vong do ngộ độc khí carbon monoxide - Ảnh: Auto Care Aids

Đỗ xe và ngủ trong ô tô bật điều hòa mát mẻ là thói quen của nhiều người, đặc biệt trong những ngày nắng nóng hay bị cúp điện.

Nhưng các chuyên gia y tế cảnh báo thói quen này hết sức nguy hiểm. Theo cảnh sát Dubai nói với Gulf News, bất kể xe cũ hay mới, trong vòng một giờ, người ngủ trong ô tô bật điều hòa có thể tử vong vì ngạt thở.

Chuyên gia y tế ở nhiều nước cũng đã lên tiếng cảnh báo điều này. Chẳng hạn, Bộ Y tế Malaysia từng phải ra cảnh báo sau khi 3 nữ sinh nước này thiệt mạng năm 2020 cũng vì ngủ trong ô tô bật điều hòa. 

Gần đây hơn ở Việt Nam có vụ 3 cha con ở Hải Phòng với 1 người tử vong, 2 người nguy kịch một lần nữa cho thấy sự nguy hiểm của những thói quen tưởng như vô hại.

Ngộ độc khí CO

Theo các chuyên gia y tế các nước, nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở những người ngủ trong ô tô là ngộ độc khí carbon monoxide (CO). Đó là một loại khí không màu, không mùi, xuất hiện khi có nhiên liệu bị đốt cháy. Khí CO có thể tích tụ ở những nơi không được thông khí, chẳng hạn cabin đóng kín cửa (thường xảy ra khi bật điều hòa).

Khi CO tích tụ lại, người trong ô tô hít phải CO sẽ ngăn các tế bào máu mang đủ oxy đi khắp cơ thể, từ đó dẫn đến sốc hoặc thậm chí đột tử.

Ngay cả trong trường hợp ô tô có hệ thống điều hòa hoạt động tốt, việc lưu thông không khí trong không gian kín vẫn không đủ. Do không khí vẫn có thể bị mắc kẹt trong quá trình lưu thông, làm tăng nồng độ CO và giảm nồng độ oxy.

Chuyên gia y tế Dubai Babu Shershad thậm chí cảnh báo một trong những lầm tưởng lớn là nhiều người cho rằng có thể ngủ trong ô tô với cửa sổ mở.

Thực tế, ngay cả khi ngủ trong ô tô với cửa sổ mở cũng khá rủi ro. Vì dù lượng CO thấp hơn, nhưng vẫn có tích tụ, do luôn có một lượng khí nhất định bị giữ lại trong quá trình lưu thông. Do đó, vẫn có rủi ro nhiễm độc CO hoặc xảy ra hiện tượng mất nước. Ví dụ rõ ràng nhất là khi để giấy ướt trong ô tô và sau một thời gian sẽ khô cong.

Đó là chưa kể một hệ lụy khác của việc ngủ trong ô tô mở cửa, là dễ dàng gặp phải rủi ro an ninh. 

Ngủ hay thức, có gì khác nhau?

Vậy vấn đề phải chăng nằm ở trạng thái ngủ hay thức? Tiến sĩ Babu Shershad cũng cho biết: “Khi lái xe (hay tỉnh táo), bạn dễ dàng nhận biết sự thay đổi nhiệt độ hoặc bất kỳ sự rò rỉ nào”. Khi cảm thấy ngột ngạt, người trong xe sẽ biết mở cửa sổ thật lớn, tắt điều hòa một lúc, thậm chí là xuống xe giải tỏa một chút.

Nhưng với trường hợp ngủ trong ô tô, con người không dễ dàng nhận biết sự thay đổi, do đó dẫn đến tích tụ nhiệt và CO.

Bất kể mở cửa hay không, chuyên gia cũng khuyến cáo không ngủ trong ô tô, trừ khi là trường hợp khẩn cấp. Bộ Y tế Malaysia cũng đã đưa ra khuyến cáo tương tự.

Kiểm tra điều hòa ô tô

Vì sao không nên ngủ trong ô tô, kể cả mở cửa không bật điều hòa? - Ảnh 2.

Ngủ trong ô tô chỉ là phương án cuối cùng, khi thực sự không thể tìm được chỗ ngủ nào khác. Đặt một phòng ngủ có thể rẻ hơn là ngủ trong ô tô, không chỉ nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà bật điều hòa và để xe chạy không tải dễ tốn xăng và dễ hỏng hơn - Ảnh: Auto Care Aids

Trong khi đó, chuyên gia sửa xe nói với Gulf News rằng nên kiểm tra điều hòa ô tô ít nhất 6 tháng một lần. Đặc biệt, khi kiểm tra nên xem xét có hiện tượng rò gas hay không.

Nếu điều hòa bị rò rỉ, không những ảnh hưởng đến chức năng điều chỉnh nhiệt độ, mà còn gây tốn kém năng lượng, khiến hệ thống khởi động/dừng một cách ngẫu nhiên. 

Với một ô tô “được” trang bị điều hòa hỏng, sau một thời gian, nhiệt độ có thể tăng gấp 2-3 lần so với nhiệt độ môi trường. Ngay cả khi ngoài trời mát mẻ 20 độ C, trong cabin ô tô có thể nóng tới 60 độ C.

Ba cha con gặp nạn vì vào ô tô bật máy lạnh ngủ khi mất điện

Bị mất điện, ba cha con tại thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, TP Hải Phòng vào trong ô tô của gia đình bật máy lạnh ngủ, dẫn tới việc một người chết, hai người khác cấp cứu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trợ giá thu cũ đổi mới, Trung Quốc bán hơn 8 triệu xe đạp điện trong nửa năm

Ngày 3-7, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết chương trình thu cũ đổi mới xe đạp điện tại nước này đang mang lại hiệu quả tích cực rõ rệt, góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng tiêu dùng, cải thiện sinh kế và nâng cao an toàn cho người dân.

Trợ giá thu cũ đổi mới, Trung Quốc bán hơn 8 triệu xe đạp điện trong nửa năm

Nhà di động thuần điện đầu tiên có thể chạy suốt 4 mùa, 460km/sạc, giá ngang xe sang

G3 - nhà di động thuần điện đầu tiên có thể chạy suốt 4 mùa - hứa hẹn mang đến trải nghiệm "sống ngoài lưới điện" tiện nghi và bền bỉ.

Nhà di động thuần điện đầu tiên có thể chạy suốt 4 mùa, 460km/sạc, giá ngang xe sang

Một vòng triển lãm Mercedes-Benz: Choáng ngợp bộ sưu tập xe gần 100 tỉ đồng

“Không gian tuyệt tác Mercedes-Benz - LiveRARE” diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 3 đến 5-7, với quy mô giới hạn khoảng 60 khách mời mỗi khung giờ.

Một vòng triển lãm Mercedes-Benz: Choáng ngợp bộ sưu tập xe gần 100 tỉ đồng

Lệ phí đăng ký xe mới từ 1-7 có gì mới?

Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư 71 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư của bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí.

Lệ phí đăng ký xe mới từ 1-7 có gì mới?

Audi A5 2025 trình làng Việt Nam: Giá 2,2 tỉ đồng, 3 màn hình, cạnh tranh C-Class và 3-Series

Audi A5 2025 ở Việt Nam được trang bị nhiều tính năng đáng chú ý, bao gồm hệ thống 3 màn hình trên bảng táp lô, gói công nghệ hỗ trợ người lái ADAS hay gói thiết kế thể thao S line.

Audi A5 2025 trình làng Việt Nam: Giá 2,2 tỉ đồng, 3 màn hình, cạnh tranh C-Class và 3-Series

Audi Q6 e-tron ra mắt Việt Nam: Giá 3,199 tỉ đồng, 583km/sạc, 2 năm không tốn tiền sạc

Audi Q6 e-tron là mẫu xe điện mới nhất của thương hiệu Đức được giới thiệu tại thị trường Việt Nam.

Audi Q6 e-tron ra mắt Việt Nam: Giá 3,199 tỉ đồng, 583km/sạc, 2 năm không tốn tiền sạc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar