15/12/2024 09:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao Israel quyết kiểm soát bằng được đỉnh núi cao nhất Syria?

Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhấn mạnh việc quân đội nước này duy trì quyền kiểm soát đỉnh núi Hermon ở Syria là 'vô cùng quan trọng về mặt an ninh'.

Tại sao Israel quyết kiểm soát bằng được ngọn núi cao nhất Syria? - Ảnh 1.

Binh sĩ Israel mang theo cờ nước này đứng trên núi Hermon ở Syria, sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ra lệnh cho quân đội kiểm soát vùng phi quân sự giữa hai nước - Ảnh chụp màn hình CNN

Theo Đài CNN ngày 14-12, sau khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị phe nổi dậy lật đổ cách đây khoảng một tuần, Israel đã nhanh chóng ném bom các khí tài quân sự Syria vì sợ chúng sẽ rơi vào tay quân nổi dậy. Israel đã tấn công gần 500 mục tiêu và tuyên bố đã phá hủy 90% số tên lửa đất đối không của Syria.

Đỉnh núi Hermon cao nhất ở Syria có gì mà Israel quyết chiếm cho bằng được?

Và có một diễn biến đáng chú ý không kém: Israel đã nhanh chóng kiểm soát đỉnh núi Hermon - đỉnh núi cao nhất của Syria.

Đỉnh núi Hermon nằm ở Syria, trong vùng đệm ngăn cách các lực lượng Israel và Syria trong 50 năm qua cho đến cuối tuần trước - thời điểm quân đội Israel giành quyền kiểm soát đỉnh núi này. Trước khi quân Israel tiến vào chiếm giữ, đỉnh núi này đã được phi quân sự hóa và chỉ cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tuần tra.

Bên cạnh đó, Israel đã chiếm cao nguyên Golan - cao nguyên chiến lược ở tây nam Syria giáp với núi Hermon - trong cuộc chiến năm 1967 và đã kiểm soát nơi này kể từ đó. Syria cố gắng giành lại phần lãnh thổ này trong cuộc tấn công vào năm 1973 nhưng đã thất bại, và Israel đã sáp nhập nơi đây vào năm 1981. Việc chiếm đóng cao nguyên Golan là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, nhưng nước Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump (nhiệm kỳ đầu tiên) đã công nhận yêu sách của Israel, theo CNN.

Trong nhiều thập niên, Israel đã nắm giữ một số sườn thấp hơn của núi Hermon và thậm chí còn điều hành một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở đây, nhưng đỉnh núi vẫn thuộc về Syria.

"Đây là nơi cao nhất trong khu vực, nhìn sang Lebanon, Syria và Israel. Về mặt chiến lược, đỉnh núi này cực kỳ quan trọng. Không có gì thay thế được núi non" - ông Efraim Inbar, giám đốc Viện Chiến lược và an ninh Jerusalem (JISS), nhận định.

Tại sao Israel quyết kiểm soát bằng được ngọn núi cao nhất Syria? - Ảnh 2.

Các lực lượng Israel trên núi Hermon vào hôm 8-12 - Ảnh chụp màn hình CNN

Hôm 13-12, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Israel Katz, đã ra lệnh cho quân đội nước này chuẩn bị cho các điều kiện khắc nghiệt của đợt triển khai mùa đông. "Do những diễn biến ở Syria, việc duy trì quyền kiểm soát đỉnh núi Hermon là vô cùng quan trọng về mặt an ninh" - ông phát biểu.

Theo Voice of the Capital (Tiếng nói thủ đô), một nhóm hoạt động Syria, lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã tiến xa vượt qua đỉnh núi này, đến tận khu vực Beqaasem, cách thủ đô Damascus của Syria khoảng 25km. Tuy nhiên, một người phát ngôn của quân đội Israel tuần này đã bác bỏ thông tin các lực lượng Israel đang "tiến về hướng Damascus".

"Chúng tôi không có ý định can thiệp vào chuyện nội bộ của Syria. Nhưng chúng tôi chắc chắn có ý định làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo an ninh của mình" - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu trong một video vài ngày sau khi Israel ném bom hàng trăm mục tiêu ở Syria và chiếm giữ vùng đệm phi quân sự giữa hai nước.

2.814m

Với độ cao 2.814m, đỉnh núi Hermon cao hơn bất kỳ điểm nào ở Syria hoặc Israel, và chỉ đứng sau một đỉnh núi ở Lebanon.

Trong bài báo khoa học công bố năm 2011, ông Efraim Inbar, giám đốc Viện Chiến lược và an ninh Jerusalem (JISS), đã viết về nhiều lợi thế mà núi Hermon mang lại.

"Ngọn núi này cho phép giám sát điện tử sâu vào lãnh thổ Syria, cung cấp cho Israel năng lực cảnh báo sớm trong trường hợp sắp có một cuộc tấn công" - ông viết.

Đỉnh núi này chỉ cách Damascus hơn 35km. Điều đó có nghĩa là việc kiểm soát phần chân núi bên phía Syria - hiện cũng nằm trong tay quân đội Israel - sẽ đặt thủ đô của Syria vào tầm bắn của pháo.

Chưa biết khi nào Israel sẽ rời khỏi đỉnh núi này. Ông Inbar nói việc quân đội Israel có rút hay không "là một quyết định chính trị".

Nga liên lạc với phe nổi dậy, muốn duy trì 2 căn cứ quân sự ở Syria

Ngày 12-12, Hãng tin Interfax dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov cho biết Nga đã thiết lập liên lạc trực tiếp với nhóm vũ trang Hayat Tahrir al-Sham (HTS) ở Syria.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tư lệnh Thái Lan: Bangkok chưa bao giờ đóng các cửa khẩu biên giới với Campuchia

Tư lệnh Thái Lan khẳng định không đóng cửa khẩu với Campuchia, chỉ điều chỉnh giờ hoạt động vì lý do thực tế.

Tư lệnh Thái Lan: Bangkok chưa bao giờ đóng các cửa khẩu biên giới với Campuchia

1 năm vụ ám sát hụt ông Trump: Hé lộ những thiếu sót suýt chết người

Vụ ám sát hụt giúp ông Trump tăng ủng hộ, dấy lên thuyết âm mưu dàn dựng do lộ nhiều sơ hở an ninh sau đó.

1 năm vụ ám sát hụt ông Trump: Hé lộ những thiếu sót suýt chết người

Thủ tướng Malaysia nói đùa muốn giữ hộ chiếu của ngoại trưởng Mỹ để ông ở lại lâu hơn

Câu đùa của ông Ibrahim với Ngoại trưởng Mỹ Rubio về thời gian ông ở châu Á cho thấy tâm trạng bất an vì chính sách thuế quan của Mỹ.

Thủ tướng Malaysia nói đùa muốn giữ hộ chiếu
 của ngoại trưởng Mỹ để ông ở lại lâu hơn

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 30% đối với hàng hóa từ EU và Mexico của ông Trump buộc họ phải chạy nước rút để xoay chuyển tình thế trước 1-8.

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar