09/01/2017 10:40 GMT+7

Vì sao hơn 40 trẻ lại ngoan ngoãn nghe lời cô tát bạn?

NGUYỄN DUY KHÁNH, (GV TRƯỜNG THPT AN THỚI,, PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG)
NGUYỄN DUY KHÁNH, (GV TRƯỜNG THPT AN THỚI,, PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG)

TTO - Mấy hôm nay báo chí và các trang mạng xã hội dậy sóng về chuyện một cô giáo chủ nhiệm lớp 4 cho 42 học sinh trong lớp tát bạn của mình vì tội nói bậy. Rồi cô giáo ấy trần tình là không hiểu tại sao hôm ấy ma xui quỷ khiến mới làm như thế!

Cũng là một nhà giáo, tôi cảm thông với cô giáo ở một góc độ nào đó. Thầy cô giáo hiện nay đang ngập đầu với biết bao việc ngoài chuyên môn ở trường nên đôi khi không kiềm chế được cũng là chuyện không hiếm.

Tôi cũng từng đánh học sinh nhưng tôi chưa bao giờ bạt tai, đá đít học trò. Và không bao giờ đánh học trò trước mặt bạn bè chúng. Để một tập thể lớp 42 cháu tát một cháu là sai hoàn toàn. Hình ảnh này sẽ không chỉ ám ảnh cháu bé bị đánh mà cả 42 cháu còn lại.

Cô giáo ấy đã bị xử lý không cho đứng lớp là bài học không chỉ cho cô, mà cho tất cả những thầy cô đang hằng ngày lên lớp, trong đó có tôi. Tuy nhiên, vấn đề tôi muốn đề cập là tại sao 42 cháu 10 tuổi lại ngoan ngoãn vâng lời cô mà đánh bạn như vậy?

Có cháu đánh nhẹ, có cháu nhân cơ hội này để trả thù bạn mình vì những chuyện xích mích của trẻ con! Tại sao một đứa trẻ mới 10 tuổi lại nuôi trong lòng sự hận thù? Tại sao các cháu lại ngoan ngoãn vâng lời dù nhận thức được không nên đánh bạn?

Đừng đổ lỗi cho việc các cháu còn nhỏ, không dám trái lời cô! Một đứa trẻ 10 tuổi đã hiểu chuyện đúng sai, đã biết yêu thương chia sẻ. Trong những bài dạy của cô, những bài viết của các cháu tràn ngập tình yêu thương cơ mà. Tại sao những đứa trẻ ấy lại thẳng tay tát vào mặt bạn mình trước mặt cô?

Tôi còn nhớ hồi tôi học lớp 4, bạn lớp trưởng bị cô giáo phạt vì không quản được lớp để lớp bị điểm kém (chúng tôi rất ghét bạn lớp trưởng) bằng hình thức nằm lên bàn cho các bạn đánh vào mông. Một số bạn tôi cầm roi lên rồi bỏ xuống, tôi và một số bạn đầu têu tự giác leo lên bàn để chịu phạt thay cho bạn. Cô giáo cầm roi lên rồi... bỏ xuống! Cô ôm bọn tôi khóc vì thấy chúng tôi biết yêu thương bạn.

Gần 30 năm qua hình ảnh bạn bè, cô giáo năm ấy cứ hiện về trong tôi. Thỉnh thoảng gặp lại nhau, cô trò chúng tôi vẫn nhắc cho nhau nghe câu chuyện này! Không biết 10 hay 20 năm sau, nếu có gặp nhau các cháu lớp này sẽ nói gì với nhau. Đừng cho rằng chắc chúng sẽ quên, không bao giờ!

Tại sao cứ lâu lâu lại xuất hiện clip học sinh đánh bạn tung lên mạng, rồi các trường lại họp kỷ luật đuổi học học sinh ghi vào học bạ; và rồi cái học bạ ấy sẽ theo các em đến hết cuộc đời như một vết sẹo trên mặt không bao giờ thẩm mỹ được!

Tại sao chúng ta không tìm hiểu nguyên nhân vì sao các cháu lại trở nên hung hãn như vậy? Liệu có một nghiên cứu nào một cách toàn diện để tìm ra nguyên nhân của nạn bạo lực học đường, mà cứ đổ lỗi cho mặt trái của cơ chế thị trường, của mạng xã hội...

NGUYỄN DUY KHÁNH, (GV TRƯỜNG THPT AN THỚI,, PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

'Tôi muốn dành tặng một món quà ý nghĩa, chính là bộ lễ phục cử nhân mà các bạn đang khoác trên mình, với mong muốn các bạn sẽ luôn nhớ về trường trong hành trình sắp tới', ông Hoàng Quốc Việt chia sẻ.

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

‘Đầu Bếp Nhí - Little Chef’ - Khi trẻ trưởng thành trong căn bếp

Không chỉ là sân chơi ẩm thực, chương trình thực tế ‘Đầu bếp nhí - Little Chef’ do Báo Tuổi Trẻ sản xuất còn là hành trình giáo dục kỹ năng sống, nơi các em trưởng thành từ căn bếp qua từng thao tác nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.

‘Đầu Bếp Nhí - Little Chef’ - Khi trẻ trưởng thành trong căn bếp

Oxford University Press trao chứng nhận Oxford Quality cho Kapla

Hiện nay tại Việt Nam, Kapla là một trong những hệ thống tiếng Anh tiên phong đạt chứng nhận Oxford Quality.

Oxford University Press trao chứng nhận Oxford Quality cho Kapla

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 28-6, sinh viên khoa quan hệ quốc tế và truyền thông, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) hoàn thành mô đun thực hành của học phần 'Phân tích và bình luận sự kiện quốc tế' tại báo Tuổi Trẻ.

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar