18/04/2022 12:41 GMT+7

Vì sao hơn 10 năm không thực hiện đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện?

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Đặt vấn đề vì sao hơn 10 năm từ ngày có luật đến nay chưa có trường hợp nào đấu giá hay thi tuyển mà toàn cấp trực tiếp tần số vô tuyến điện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị lý giải xem có vướng mắc gì mà không làm được.

Vì sao hơn 10 năm không thực hiện đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện? - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến tại phiên thảo luận - Ảnh: D.T.

Sáng 18-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện.

Quy định về phương thức đấu giá chưa tạo ra điểm đột phá

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Phạm Đức Long cho biết dự thảo luật bổ sung 2 điều, sửa đổi 15 điều, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ tại một số điều để bảo đảm tính thống nhất trong toàn bộ dự thảo.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung điều kiện cấp giấy phép băng tần thông qua đấu giá, thi tuyển và cấp lại như: đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính trước đó về viễn thông, tần số vô tuyến điện; có cam kết triển khai mạng viễn thông (như vùng phủ, chất lượng, tiền đầu tư...); bổ sung quy định các trường hợp đặc biệt được sử dụng tần số không phù hợp với quy hoạch trong không gian, thời gian nhất định (để phục vụ sản xuất, nghiên cứu phát triển, các sự kiện đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép...).

Đặt vấn đề vì sao hơn 10 năm qua, từ ngày có luật đến nay (từ 2009) chưa có trường hợp nào đấu giá hay thi tuyển mà toàn cấp trực tiếp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị lý giải việc này, xem có vướng mắc gì mà không làm được.

"Cá nhân tôi và nhiều chuyên gia cho rằng quy định về phương thức đấu giá tại dự thảo chưa tạo ra được điểm đột phá so với luật hiện hành", Chủ tịch Quốc hội nhận xét và cho rằng cần quy định rành mạch rõ ràng về phương thức này và đấu giá thực hiện theo luật này hay theo Luật đấu giá tài sản cũng phải rõ ràng.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết luật đặt vấn đề tách bạch khi nào đấu giá, khi nào thi tuyển nhưng nội dung dự thảo không thực sự rõ, thiếu tiêu chí xác định.

“Luật giao Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng quyết định đó dựa trên tiêu chí, cơ sở nào? Luật thể hiện không rõ ràng, không quy định các tiêu chí, điều kiện của băng tần được đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện làm cơ sở cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định", ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Ông cũng lưu ý theo quy định thì trình tự, thủ tục đấu giá phải thực hiện theo Luật đấu giá tài sản, do đó nếu tần số vô tuyến điện có đặc thù thì phải sửa luật chứ không thể dùng luật này để điều chỉnh.

Đấu giá tần số vô tuyến điện tạo cạnh tranh lành mạnh

Để có thêm cơ sở quy định hình thức cấp phép phù hợp thông qua phương thức đấu giá hoặc thi tuyển, một số ý kiến đề nghị bổ sung báo cáo đánh giá cụ thể về nguồn thu phí sử dụng tần số vô tuyến điện trong vòng 10 năm qua, cùng với đó, nghiên cứu quy định tách bạch, rõ ràng giữa phương thức đấu giá và phương thức thi tuyển.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nhấn mạnh băng tần vô tuyến điện là tài sản công nên bắt buộc phải đấu giá. Giá trị thương mại của băng tần cũng cao nên đấu giá có thể tạo thêm nguồn cho ngân sách nhà nước. Đấu giá còn tạo cạnh tranh lành mạnh.

Ông nói, trình tự thủ tục đấu giá phải theo Luật đấu giá tài sản, còn các điều kiện theo luật chuyên ngành nếu cần có trình tự, thủ tục riêng đặc thù thì sửa luật.

Vì sao hơn 10 năm không thực hiện đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện? - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Phạm Đức Long - Ảnh: D.T.

Báo cáo giải trình thêm, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh tần số là tài sản vô cùng quý hiếm, có giá trị rất cao và theo quy định phải thực hiện đấu giá.

Tuy nhiên, nhiều năm qua chưa thực hiện đấu giá tần số vì có vướng mắc, nhất là Luật đấu giá tài sản điều chỉnh các phương pháp xác định giá không phù hợp với tần số.

Tuy nhiên, Luật quản lý sử dụng tài sản công vào năm 2017 đã tạo căn cứ và Chính phủ đã ban hành nghị định liên quan cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép... Cùng với việc trình sửa đổi một số điều của Luật tần số vô tuyến điện thì việc đấu giá tần số sắp tới có thể triển khai được.

Phát biểu sau đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay lượng tần số mang ra kinh doanh chỉ 15% và sắp tới cũng không tăng được nữa, 85% dùng cho chuyên dùng và thực tế 81% hiện nay chưa dùng, quốc phòng và an ninh mới dùng 4%.

Nhưng khi có tình huống khẩn cấp thì tất cả tần số quay về phục vụ quốc phòng an ninh vô điều kiện.

"Trong bất cứ tình huống nào thì tần số cũng ưu tiên cho quốc phòng an ninh cao nhất", bộ trưởng nói và nêu rõ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo luật, trình Quốc hội.

Bắt ép lựa chọn giới tính thai nhi có phải là hành vi bạo lực gia đình?

TTO - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh nhiều trường hợp phụ nữ có thai không đúng ý muốn đã bị chồng hành hạ 'khủng khiếp' chứ không 'đơn giản'.


THÀNH CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ghi sổ tang, Tổng Bí thư Tô Lâm đã bày tỏ vô cùng thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tận tụy, mẫu mực.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng

Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu bài viết: “Đồng chí Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc" của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng

Nhà lãnh đạo bình dị Trần Đức Lương

Trọn đời hoạt động cách mạng, từ một kỹ sư địa chất cần mẫn đến người đứng đầu Nhà nước, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc.

Nhà lãnh đạo bình dị Trần Đức Lương

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 24-5, lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Hôm nay 24-5, thời tiết mưa chiếm ưu thế ở Bắc Bộ và Nam Bộ, một vài tỉnh Trung Bộ ngày nắng nhưng chiều tối có mưa rào.

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar